Thứ Sáu, 21/10/2016 | 10:30

Ở Việt Nam, mít không được coi là siêu thực phẩm hay thực phẩm có thể cứu đói. Người Việt đa phần đều nghĩ mít chỉ là một loại quà ăn vặt nên ăn hạn chế, dù chúng được bày bán tràn lan vỉa hè, chợ cóc với giá chỉ rẻ, chỉ tầm 25.000 đồng/kg.

Trồng mít được thêm tiền

Cách đây ít lâu, một số tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã đăng những thông tin bất ngờ về tác dụng quả mít. Theo đó, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng, khi biến đổi khí hậu làm cho tương lai ngành thực phẩm trở nên bất ổn, nhất là những nơi nghèo đói, thì mít chính là “vị cứu tinh”. Nó có thể thay thế thịt, giúp “lấp đầy dạ dày” mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Cụ thể, theo đài phát thanhNPR(Mỹ), mít có hàm lượng protein, kali và vitamin B cao, chỉ cần 2 múi mít đã chứa khoảng 95 calo, nhưng chúng không có lượng đường bột hay calo cao như gạo, ngô. Ngoài ra, chúng cũng chứa 37% lượng vitamin C cần cho 1 ngày, 1 gram chất béo và 38 gram carbohydrate.

Loại quả được cả thế giới ngưỡng mộ, Việt Nam lăn lóc vỉa hè
Nhiều nước trên thế giới coi mít như siêu thực phẩm, có thể thay thế thịt

TheoeHealthzine, các chất dinh dưỡng trong mít còn có tác dụng trong ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm lượng cholesterol, tăng cường xương và nhiều hơn nữa.

Chính vì những lý do trên nên tại các cửa hàng ăn chay ở Mỹ như: New York, Louisville cho đến Kansas, Los Angeles,… hoặc ở Mexico, mít được sử dụng để thay thế thịt lợn, đặc biệt là mít non, với mùi vị giống hệt. Nhiều người còn dự đoán mít non có thể là loai thực phẩm hoàn hảo để thay thế thịt lợn.

Đáng chú ý, mít là loại cây dễ trồng, chống chọi với sâu bệnh tốt, khả năng chịu hạn giỏi và có thể thích nghi ở nhiệt độ cao. Do đó, khi khí hậu diễn biến ngày càng thất thường thì mít rất dễ sống mà không cần chăm sóc quá nhiều.

Hiện ở Mỹ đã nhân giống thành công một số giống mít tại bang Florida. Còn ở Ấn Độ, diện tích trồng

mít đang được nhân rộng. Người dân nơi đây có thể kiếm được 151 USD từ mỗi cây mít.

Việt Nam đầy mít, nhưng dân hờ hững

Trên thực tế, ở Việt Nam, loai quả “thần kỳ” này lại khá quen thuộc, được trồng ở rất nhiều vùng miền với các loại giống khác nhau như: Mít Thái, mít nghệ, mít Tố Nữ, mít quê,… Thế nên, mít được thu hoạch quanh năm và bày bán tràn lan ngoài chợ, song, thu hoạch rộ nhất là vào mùa hè.

Theo khảo sát của PV, mít giống Thái hiện có giá bán chỉ 25.000 đồng/kg, mít Tố Nữ 35.000 đồng/kg. Còn riêng loại mít quê (mít trồng theo số lượng nhỏ lẻ ở các vùng quê) thì giá chỉ 15.000 đồng/kg.

Song, trái ngược hoàn toàn với thế giới, ở Việt Nam, mít không được coi là siêu thực phẩm, không được coi là loại thực phẩm có thể cứu đói hay thay thế thịt lợn. Người Việt đa phần đều nghĩ mít chỉ là loại quả làm quà vặt nên ăn hạn chế. Dân gian cho rằng, khi ăn quá nhiều có thể làm cơ thể bị nóng và nổi mụn nhọt.

Chỉ một số ít địa phương biết dùng mít để làm các món ăn, như mít trộn với tôm, hành, nước mắm để ăn kèm với bánh tráng. Hay, dân còn dùng mít non để nấu canh như rau, kho cá, xào với thịt, làm gỏi. Tuy nhiên, những người biết sử dụng mít như là một loại thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày khá khiêm tốn.

Ở Việt Nam, khá nhiều người còn đắn đo suy nghĩ, kiểu “có nên mua mít về ăn không”, “ăn mít ngon thật nhưng liệu có an toàn”,…

Sở dĩ, dân Việt đắn đo, cân nhắc với mít bởi tình trạng ngâm tẩm hóa chất để ép chín mít. Bằng chứng, tại Đồng Nai, Đắk Lắk,… hàng loạt cơ sở thu mua bị truyền thông phanh phui vì đã ép mít chín nhanh bằng cách “tắm” mít trong hóa chất hoặc tiêm trực tiếp hóa chất thúc chín vào trái mít. Chỉ mấy tiếng sau, mít xanh vẫn còn đầy nhựa trên cây đã biến chín ngon ngọt và bảo quản được trong thời gian khá lâu.

Thế nên, nhiều người cho rằng, có thể, trên thế giới mít đúng là một loai siêu thực phẩm, có thể thay thế thịt lợn,… thì tại Việt Nam, khi tình trạng mít được ép chín bằng hóa chất vẫn âm thầm diễn ra thì ăn mít chẳng khác nào nạp thêm chất độc vào người. Cũng chính vì lẽ đó nên thứ quả – vốn là món quà vô giá của thiên nhiên – lại bị dân Việt thờ ơ.

Theo VietnamNet

Nguồn: Health+

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook