Thứ Hai, 16/01/2017 | 07:26

Không biết từ khi nào ở Trung Quốc lại tồn tại nạn đào trộm mộ, thực tế đã có rất nhiều ngôi mộ của vua quan và bậc danh nhân đã bị những tên trộm tìm đến và đào bới. Tuy nhiên, ngôi mộ của Hoàng đế Thuận Trị lại có thể tồn tại hơn 300 năm mà những kẻ trộm mộ không dám động tới. Vì sao vậy?

Khang Hy đề 15 chữ này trên bia mộ, nên suốt hơn 300 năm ngôi mộ không bị trộm ghé thăm

Sau khi triều đại nhà Thanh bị diệt vong, nạn trộm mộ có đất để hoành hành. Ví như Tôn Điện Anh đã trộm mộ của Từ Hy và lấy đi rất nhiều bảo bối có giá trị. Ngoài ngôi mộ của Từ Hy, nhiều ngôi mộ khác của triều đại nhà Thanh cũng không thoát khỏi nạn trộm mộ. Tuy nhiên có một ngôi mộ đã tồn tại qua hơn 300 năm vẫn nằm yên bất động và không một tay trộm mộ nào muốn đào bới. Chúng ta cùng tìm hiểu ngôi mộ này nhé.

Đây là Thanh Hiếu lăng, là lăng của hoàng đế Thuận Trị. Gần Thanh Hiếu lăng có Thanh Đông lăng và các ngôi mộ khác đã nằm trong cảnh hoang tàn bởi nạn trộm mộ, nhưng Thanh Hiếu lăng lại được bảo toàn một cách nguyên vẹn. Quả là một kỳ tích. Có thể nói, qua hai lần địa chấn, các hộ dân trong làng gần ngôi mộ này không một nhà nào là không bị ảnh hưởng, nhưng Thanh Hiếu lăng với vẻ đẹp tráng lệ vẫn đứng sừng sững tại đó mà không chịu ảnh hưởng gì, hơn thế còn tồn tại nguyên vẹn hơn 300 năm qua mà không bị trộm. Theo lý thì với ngôi mộ tráng lệ như vậy, hơn nữa còn là lăng mộ vị vua đầu tiên của nhà Thanh nhập quan, bảo bối bên trong hẳn là rất nhiều, nhưng tại sao lại không ai đến lấy cắp.

Khang Hy đề 15 chữ này trên bia mộ, nên suốt hơn 300 năm ngôi mộ không bị trộm ghé thăm

Có một câu được lưu truyền từ lâu đó là “Thanh Hiếu lăng là lăng mộ trống không” nên đã không có ai đến trộm. Lúc ấy, Hoàng đế Thuận Trị rất sủng ái phi tần Đổng Ngạc phi, cho nên sau khi Ngạc Phi chết, ông đã rất đau khổ và xuống tóc đi tu rời khỏi kiếp hồng trần. Hơn nữa có căn cứ chứng minh việc Thuận Trị xuống tóc làm hòa thượng, nhưng lúc đó Hiếu Trang hoàng hậu tuyên bố rằng sẽ đốt cháy chùa và thiêu hết các sư huynh đệ, do đó Thuận Trị đã không xuất gia. Kỳ thật, nếu suy nghĩ cẩn thận một chút, chúng ta có thể thấy, Thanh Đông lăng được Hoàng đế Thuận Trị xem xét phong thủy rất cẩn thận. Khi xây dựng Thanh Đông lăng đã lấy Thanh Hiếu lăng làm trung tâm, Hoàng đế Thuận Trị đã sử dụng rất nhiều tiền của cùng nhân lực và tâm huyết của mình. Kết cấu của khu lăng một được bài trí lấy Thanh Hiếu lăng là ngôi mộ cai trị, do đó ngôi mộ này không thể nào lại là mộ trống không được. Câu nói tương truyền đó hẳn chỉ dùng để che mắt những kẻ trộm mộ mà thôi.

Khang Hy đề 15 chữ này trên bia mộ, nên suốt hơn 300 năm ngôi mộ không bị trộm ghé thăm

Theo tư liệu lịch sử ghi lại, Hoàng đế Thuận Trị chết bởi bệnh đậu mùa, ngoài ra bên cạnh tro cốt của ông còn có tro cốt của hai vị hoàng hậu là Hiếu Khang và Hiếu Hiền. Cho nên có thể nói, cung điện dưới lòng đất cũng không thể nào là không có gì được, mà phải có đến ba bảo điện mà chúng ta vẫn thường gọi là 3 bình tro cốt. Có lẽ, lúc xây dựng lăng mộ cho cha, Hoàng đế Khang Hy đã cân nhắc đến nạn trộm mộ nên đã nghĩ biện pháp đề phòng và khắc lên bia mộ 15 chữ để nhắc nhở kẻ trộm: “Hoàng khảo thi di mệnh, núi non không sùng sức, không tàng kim ngọc Bảo Khí” ý nói rằng bên trong không tàng châu báu nên đừng đào bới. Do đó, những kẻ trộm mộ đã tìm đến 4 lần nhưng lại không trộm mộ, trong đó có cả kẻ chuyên trộm mộ là Tôn Điện Anh. Hơn nữa khi nhìn thấy 15 chữ của Khang Hy đề trên bia mộ, những tên trộm mộ đã bỏ ý định đào bới lăng mộ này, vì vậy, lăng mộ mới còn được bảo tồn đến ngày nay.

Khang Hy đề 15 chữ này trên bia mộ, nên suốt hơn 300 năm ngôi mộ không bị trộm ghé thăm

Cho nên, Thanh Hiếu lăng sở dĩ bảo tồn được tốt như thế là bởi vì có thủ thuật che mắt kẻ trộm mộ. Thêm vào đó là tài năng của Hoàng đế Khang Hy, ông một mực khen cha mình sống tiết kiệm, không lãng phí, thêm nữa lại nói với kẻ trộm mộ rằng trong lăng không có bảo bối, có như vậy, lăng mộ mới tồn tại nguyên vẹn hơn 300 năm không bị tổn hại.

San San biên dịch

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook