Thứ Sáu, 18/05/2018 | 13:51

Hoa phượng vĩ mang sắc màu đỏ thắm gắn liền biết bao kỷ niệm của tuổi học trò thân thương. Trên khắp dải đất hình chữ S cây phượng vĩ được trồng trên các con phố, trong những ngôi trường cổ kính, ven các dòng kênh… Ẩn sau vẻ đẹp rực rỡ, cây phượng vĩ còn được các nhà khoa học sử dụng làm thuốc chữa bệnh cứu giúp con người.

Đặc điểm của cây phượng vĩ

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, xuất hiện nhiều trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Ngoài địa danh trên, phượng vĩ được trồng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Cây tái sinh hạt và chồi mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình như ven biển, đồi núi, trung du…

Cánh hoa của phượng vĩ to với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng. Quả phượng vĩ thuộc loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng chừng 5 cm với các hạt riêng rẽ có cân nặng trung bình khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon.

Các lá phức có bề ngoài giống như lông chi, có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Lá thuộc loại phức lông chim kép, mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớ. Mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.

Trên thực tế, phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới tuy nhiên nó  có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

Thống kê cho thấy cây trồng trên đường phố có tuổi thọ 30 tuổi. Tuy nhiên những cây trồng trong công viên, trường học có thể có tuổi thọ cao hơn từ 40-50 năm.

Những tác dụng của cây phượng vĩ

Trong y khoa, tất cả các bộ phận của cây phượng vĩ đều được sử dụng để chữa bệnh. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt.

Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.

Xác nhận thành phần hóa học và dược chất trong vỏ cây gồm chất ß-sitostérol, saponines, alcaloïdes, carotène, phytotoxines, hydrocarbures và những flavonoïdes.

Hoa chứa thành phần hóa thực vật gồm: caroténoïdes,tanins,saponines,flaonoids, stéroïdes,alcaloïdesvà ß-sitostérol.

Lá chứa các thành phần hóa học gồm lupéol và ß-sitostérol.

Đặc biệt, vỏ và thân cây phượng vĩ chứa 4 triterpènes gồm lupéol,epilupeol,ß-sitostérol,stigmastérolvà một hợp chất mùi thơm p-méthoxybenzaldéhyde.

Tác dụng chữa bệnh của cây phượng vĩ

Chống viêm Anti-inflammatoire

Quá trình tiến hành nghiên cứu đánh giá hoạt động chống viêm của lá cho thấy khi dùng một carragénine gây ra chứng phù nước của chân chuột và mô hình “ cotton pellet granuloma ”.Kết quả một hoạt động quan trọng chống viêm trong cả 2 mô hình.

Chống bệnh tiểu đường Antidiabétique

Trong nghiên cứu một trích xuất trong méthanolique của lá phượng vĩ, thử nghiệm trên chuột gây ra bởi chất glucose hyperglycémiques cho thấy một hoạt động quan trọng đó là hạ đường máu hypoglycémique do đường uống.

Với những đặc tính trên, các nhà khoa học đã sử dụng lá của cây phượng vĩ để chiết xuất và sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường Antidiabétique.

Chống vi trùng Antibactérien

Theo các nhà khoa học, chất delonix regia là một trong 12 dược thảo nghiên cứu cho hoạt động kháng vi khuẩn.

Cụ thể, những dung dịch trích cho thấy dung dịch trích của phượng vĩ có tính kháng vi khuẩn nhất trong số 12 cây dùng nghiên cứu. Trong đó, những vi khuẩn nhạy cảm nhất là Bacillus subtilis, tiếp đến là Staphylococcus epidermidis.

Bảo vệ gan hépatoprotecteur / gây độc tế bào cytotoxiques

Quá trình nghiên cứu dung dịch trích trong éthanolique phân lập được 3 stérols gồm: stigmastérol, ß-sitostérol, và 3-O-gucoside, một triterpéniques (acide ursolique) và 4 flavonoïdes : quercétine, quercitrine, isoquercitrine và rutine,

Dựa vào những kết quả cho thấy một hoạt động có tác dụng gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư gan cho người (HepG2).

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một hoạt động bảo vệ gan chống lại sự thiệt hại gan gây ra bởi CCl4-do đặc tính làm sạch những gốc tự do của các flavonoïdes.

Hạt có chất nhầy Graine de mucilage / Tablet Binder

Hạt của cây phượng chứa chất glucomannose. Đặc biệt khi sử dụng một chất nhày Mucilage từ loại hạt này các nhà khoa học sẽ bào chế ra những viên nang thuốc tiêu carbonate de calcium.

Thành phần Hoa/ phénols và flavonoïdes

Nghiên cứu để uớc tính hàm lượng hợp chất phénolique toàn phần và flavonoïdal của những bông hoa Phượng vĩ.

Những kết quả cho thấy rằng những bông hoa Phượng chứa lượng quan trọng hợp chất gồm phénols và flavonoïdes với hàm lượng phénolique toàn phần cao hơn nhiều so với hàm lượng flavonoïdal.

Khám phá những công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây phượng vĩ

Bài liên quan: Mùa hoa bằng lăng nở rộ: Cùng khám phá tác dụng tuyệt vời của loại cây này

Theo Tacdungcuacay.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook