Thứ Tư, 21/06/2017 | 17:03

Tập tục truyền thống Trung Quốc bó chân gót sen được nhận định là quan niệm cái đẹp trong giai đoạn lịch sử này. Bài báo gần đây của CNN, trích dẫn từ ý kiến của các chuyên gia phương Tây, cho rằng “gót sen vàng ba tấc” còn có nguyên nhân sâu xa.

CNN trong bài báo ngày 22/5 viết rằng, bó chân là một loại tập tục khiến người ta cực kỳ đau đớn. Từ nhiều thế kỷ nay, nó đã tạo thành tổn thương đối với đôi chân của con gái và phụ nữ Trung Quốc.

Quan niệm phụ nữ bó chân có phải để lấy lòng đàn ông không?

“Gót sen vàng ba tấc” nhỏ nhắn được xem là “giấy thông hành” của hôn nhân mỹ mãn hơn và cuộc sống tốt đẹp hơn. Các ngón chân và cổ chân các bé gái từ 5-7 tuổi, bị quấn vải xung quanh rồi bó chặt. Điều này hạn chế sự phát triển bình thường của các bé, lâu ngày dẫn đến bộ xương nứt vỡ, biến dạng. Đến khi các cô gái trưởng thành sẽ có “gót chân vàng ba tấc”.

Laurel Bossen, một trong những tác giả của cuốn sách mới “Bound feet, Young hands” nói rằng: “Quan niệm truyền thống cho rằng, sự tồn tại của nó là để lấy lòng đàn ông. Đôi chân nhỏ được xem là có sức quyến rũ đối với họ.”

Nhưng sau đó nghiên cứu khác lại cho thấy tập tục này đã bị hiểu lầm sâu sắc.

Bossen nói, sau khi con gái bó chân thì không sống cuộc sống của mỹ nhân khuê phòng mà là để phục vụ một mục đích kinh tế chủ chốt. Đặc biệt là ở nông thôn, con gái 7 tuổi đã bắt đầu phải thêu dệt, làm công việc tay chân.

Tập tục bó chân duy trì trong thời gian lâu dài như vậy vì nó có một nguyên do kinh tế rõ ràng: Nó đảm bảo những thiếu nữ ngồi yên một chỗ và chịu làm công việc sản xuất hàng hóa nhàm chán, bình lặng như sợi dệt, vải vóc, thảm, giày và lưới đánh cá, nguồn thu thập chính của nhiều gia đình. Những việc này là nguồn thu nhập của gia đình các cô gái thậm chí được cho biết, điều này sẽ khiến họ thích hợp để kết hôn hơn.

Bossen nói, các cô gái không hề xấu hổ về việc bàn luận hoặc khoe đôi chân nhỏ của mình. Bà nói: “Bạn cần liên hệ tay với chân. Những phụ nữ bó chân làm nhiều đồ thủ công giá trị ở nhà. Hình ảnh họ được khắc họa như kiểu mẫu đem lại khoái cảm chỉ là một cách bóp méo lịch sử.”

Bà nói, sở dĩ tục bó chân được dùy trì là vì nó đảm bảo các cô gái ngồi yên trong thời gian dài, mỗi ngày phải làm công việc nhàm chán. Chỉ khi sản xuất vải vóc và sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thay thế hàng thủ công, tập tục bó chân mới bị xóa bỏ.

Video liên quan:

Nguyên nhân tục bó chân bị biến mất là gì?

Bossen là giáo sư nhân loại học đã nghỉ hưu của trường đại học McGill University thuộc Canada, Hill Gates là người cùng đảm nhận chức vụ giống Bossen thuộc trường đại học Central Michigan của Mỹ. Hai ông phỏng vấn một số ít phụ nữ lớn tuổi trong số 1.800 người ở các vùng nông thôn Trung Quốc. Họ là những phụ nữ bị bó chân đời cuối cùng của Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn của Bossen và Gates là để điều tra rõ loại tập tục này có từ khi nào và tại sao lại bắt đầu biến mất.

Họ phát hiện rằng, trong một số khu vực, các sản phẩm vải vóc sản xuất tại gia đình vẫn có ý nghĩa kinh tế. Những nơi này có thời gian duy trì tục bó chân lâu nhất. Chỉ khi những khu vực này có được các sản phẩm thay thế giá rẻ hơn do nhà máy sản xuất, tục bó chân mới bắt đầu biến mất.

Con gái từ 6-7 tuổi đã bắt đầu dệt thủ công, họ bị bó chân cũng ở trong độ tuổi này. Một phụ nữ sinh năm 1933 được phỏng vấn đã kể lại sự liên kết giữa tục bó chân và dệt thủ công: “Khi tôi khoảng 10 tuổi, mẹ tôi đã bó chân của tôi. Khi ấy tôi đã bắt đầu dệt vải bông. Lần nào bà cũng bó chân của tôi, đau đến nỗi tôi phải gào khóc.”

Tục bó chân đã có từ thời nhà Tống (năm 960–1279), khởi đầu bắt nguồn từ trong cung đình, sau đó lan truyền đến giai cấp quý tộc giàu có, cuối cùng là từ thành thị lan truyền xuống nông thôn. Đến thế kỷ 19, tục bó chân đã trở thành chuyện quá quen thuộc khắp cả nước Trung Quốc.

Đầu thế kỷ 20, tục bó chân bắt đầu biến mất. Sự biến mất này là do các cuộc vận động tư tưởng ý thức của những người truyền giáo và những nhà lãnh đạo cải cách cùng với hành động ngăn cấm do chính phủ Quốc Dân ứng dụng.

Bossen cũng phỏng vấn các phụ nữ sinh vào thập niên 1940 và phát hiện thời gian bó chân của họ tương đối ngắn.

Bossen nói rằng nghiên cứu của bà có thể cung cấp bài học kinh nghiệm cho những tập tục khác làm hại đến phụ nữ. Nhưng bà cũng chỉ ra nghiên cứu này cũng cho thấy tục bó chân xuất hiện là do yếu tố kinh tế chứ không phải là do vận động của đoàn thể tôn giáo hoặc của nhà cải cách phát khởi. Nó cũng không nhằm mục đích để lấy lòng đàn ông.

Video liên quan:

Châu Yến Lâm

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook