Đùa với con bằng những trò chơi ngớ ngẩn có thể mang lại nhiều điều cho bé yêu chập chững nhà bạn, không chỉ là nụ cười. Nó sẽ giúp bé khôn hơn.
Một nghiên cứu mới do Đại học Sheffield thực hiện đã tìm thấy các bé ở tuổi chập chững học được sự khác biệt giữa đùa giỡn và giả vờ, chỉ bằng cách quan sát hành động của cha mẹ.
Ảnh: parents. |
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu lại các phát hiện từ hai công trình trước đó, công bố trên Tạp chí Cognitive Science, trước khi rút ra kết luận này. Cả hai công trình đều có liên quan đến việc quan sát cha mẹ sử dụng các hành động của mình để thể hiện, khi họ đùa giỡn và giả vờ với trẻ. Một công trình tìm hiểu trên trẻ từ 16 đến 20 tháng tuổi, công trình còn lại tìm hiểu trẻ 20-24 tháng. Trong nghiên cứu với nhóm trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng sử dụng ngôn ngữ để giải thích hai kịch bản khác biệt.
Các nhà nghiên cứu phát hiện trẻ 16 tháng đã có thể phân biệt giữa khi cha mẹ đùa, hay khi họ giả vờ, dựa trên các dấu hiệu tinh tế.
Nhưng điều gì thực sự khác biệt giữa nói đùa và giả vờ? Theo công bố của nghiên cứu, cha mẹ có thể lý giải “Đây không hẳn là một cái mũ”, khi đặt một đồ chơi lên đầu họ. Ngược lại, họ có thể chơi trò tưởng tượng bằng cách giả vờ một viên gạch là một con ngựa và điều khiển nó phi trên sàn nhà.
Ngoài ra, cha mẹ sẽ bộc lộ nhiều tín hiệu hoài nghi khi đùa giỡn, và từ đó, trẻ sẽ ít thấy tin tưởng hơn.
“Biết cách đùa giỡn là điều tốt cho việc duy trì các mối quan hệ, giúp người ta nghĩ rộng ra ngoài sự vật vốn có, và tận hưởng cuộc sống”, Elena Hoicka, từ Khoa tâm lý của đại học này, bình luận. “Giả vờ giúp trẻ thực hiện các kỹ năng mới và học các thông tin mới”.
Thuận An (theo parents)
Nguồn: vnexpress
Chưa có bình luận.