Thứ Ba, 27/06/2017 | 10:11

Người trung niên và cao tuổi TP HCM tham gia đồng diễn thể dục dưỡng sinh, nghe tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa đột quỵ.

Gần 1.000 người trung niên và cao tuổi đến từ Hội Thể dục Dưỡng sinh TP HCM, các câu lạc bộ trong thành phố đã tham gia ngày hội “JBSL cùng DHG Pharma chung tay phòng ngừa đột quỵ”. Nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân cùng các bậc cao niên đồng diễn thể dục dưỡng sinh, xếp chữ “Khỏe” nhằm khích lệ lối sống lành mạnh.

Sự kiện diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM ngày 23/6. Người trung niên và cao tuổi còn tìm hiểu về món natto truyền thống của người Nhật Bản, làm từ hạt đậu tương lên men, chứa enzym nattokinase có khả năng làm tan tơ huyết và ngăn ngừa đột quỵ.

Gần 1.000 người nâng cao nhận thức phòng ngừa đột quỵ

Người trung niên và cao tuổi đồng diễn thể dục dưỡng sinh và xếp chữ “Khỏe” để khích lệ lối sống lành mạnh.

Tại buổi hội thảo, người trung niên và cao tuổi được các chuyên gia tim mạch giải thích rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, cách phòng ngừa và xử lý kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Nhiều thắc mắc về bệnh được bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tri Thức – Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Trưởng khoa điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy tư vấn. Nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân cũng trải lòng kinh nghiệm giúp người thân giành giật sự sống với tử thần sau cơn đột quỵ.

Theo các chuyên gia, mọi người thường hiểu biết sai lệch về đột quỵ. Trên thực tế, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy rất nguy hiểm, nhưng có thể chủ động phòng ngừa đến 80% bằng cách tập thể dục đều đặn, thói quen sống lành mạnh. Việc sử dụng các loại thuốc làm tan tơ huyết trong cấp cứu sẽ làm tăng khả năng giữ được tính mạng và giảm nhẹ di chứng của bệnh.

Gần 1.000 người nâng cao nhận thức phòng ngừa đột quỵ

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức và nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân tại hội thảo.

Đột quỵ hiện là bệnh lý gây tử vong đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư, song dẫn đầu danh sách nguyên nhân gây tàn phế. Đột quỵ xảy đến nhanh và bất chợt, để lại hậu quả thương tâm, thậm chí tử vong. Thống kê cho thấy, 90% người sống sót mang di chứng nặng nề về thần kinh và vận động. Có đến 20% dân số có nguy cơ đột quỵ thuộc nhóm trên 45 tuổi mắc các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, stress… Đáng lưu ý, đột quỵ ở người trẻ và trung niên ngày càng gia tăng mạnh mẽ và tỷ lệ tử vong có xu hướng báo động.

Theo Anh hùng lao động, Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga – Tổng giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang, đột quỵ không còn là nỗi lo nếu người dân duy trì lối sống lành mạnh, các hoạt động thể thao, kết hợp dùng thực phẩm chăm sóc sức khỏe uy tín.

An San

Nguồn: VnExpress

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook