Thứ Ba, 08/05/2018 | 17:04

Dulcolax thuốc chữa táo bón, chuẩn bị trong các phương pháp chẩn đoán, điều trị trước & sau phẫu thuật, trong những điều kiện đòi hỏi đại tiện được dễ dàng.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên

Bisacodyl ……………………………………… 5 mg

cho 1 tọa dược người lớn

Bisacodyl ……………………………………. 10 mg

cho 1 tọa dược trẻ em

Bisacodyl ……………………………………… 5 mg

ĐỘC TÍNH

Thử nghiệm độc tính cấp trên các loại động vật khác nhau không cho thấy bất kỳ nhạy cảm đặc hiệu nào. Thử nghiệm độc tính mạn tính trên chuột cống và chuột nhắt cũng không thấy độc tính

Các thử nghiệm về biến đổi di truyền không cho thấy biểu hiện nào về nguy cơ đột biến di truyền hoặc độc tính di truyền.

Hiện chưa có các nghiên cứu dài hạn về nguy cơ gây ung thư trên các động vật thực nghiệm.

Không thấy tác động gây ung thư trên chuột với liều 10-15 mg bisacodyl/kg/ngày.

CHỈ ĐỊNH

Táo bón. Chuẩn bị trong các phương pháp chẩn đoán, điều trị trước & sau phẫu thuật, trong những điều kiện đòi hỏi đại tiện được dễ dàng.

CÁCH SỬ DỤNG.

Táo bón:

Viên bao:

Người lớn & trẻ em>10 tuổi: 1-2 viên (5-10 mg).

Trẻ em 4-10 tuổi: 1 viên.

Trẻ < 4 tuổi: nên dùng toạ dược trẻ em. Nên dùng đủ nước để nuốt trọn viên thuốc và nên dùng ban đêm để đi ngoài vào sáng hôm sau.

Viên thuốc có vỏ bao đặc biệt và do đó không nên dùng chung với sữa hoặc thuốc kháng acid.

Tọa dược:

Người tớn & trẻ em > 10 tuổi: 1 viên (10 mg).

Trẻ em < 10 tuổi: 1 viên toạ dược trẻ em (5 mg).

Tọa dược thường có tác dụng trong khoảng 30 phút. Thuốc nên để nguyên viên và nhét vào trực tràng bằng đầu nhọn.

Chuẩn bị cho các phương sách chẩn đoán & trước phẫu thuật:

Khi dùng Dulcolax để chuẩn bị cho bệnh nhân chụp X quang vùng bụng và trước phẫu thuật, dạng viên uống nên dùng kết hợp với toạ dược nhằm thụt tháo ruột được hoàn toàn.

Liều khuyến cáo:

Người lớn: 2-4 viên uống vào buổi tối hôm trước & 1 viên tọa dược vào sáng hôm sau.

Trẻ em > 4 tuổi: uống 1 viên buổi tối & 1 viên tọa dược trẻ em vào sáng hôm sau.

Có thai và Cho con bú:

Kinh nghiệm dùng lâu dài không cho thấy bằng chứng về tác dụng phụ hoặc gây hại trong thai kỳ.

Tuy nhiên, cũng như các thuốc khác, Dulcolax chỉ nên dùng trong thai kỳ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Dùng trong nhi khoa: Trẻ em không nên dùng Dulcolax mà không có hướng dẫn của thầy thuốc.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Cũng như các thuốc nhuận tràng khác, Dulcolax không nên dùng liên tiếp trong thời gian dài.

Nếu phải dùng thuốc nhuận tràng mỗi ngày nên khám để tìm nguyên nhân gây táo bón.

Dùng quá liều dài hạn có thể gây rối loạn cân bằng điện giải và hạ kali máu, và có thể gây táo bón phản ứng. Việc dùng tọa dược có thê gây cảm giác đau và kích ứng tại chỗ, đặc biệt nếu bị dò hậu môn và viêm loét hậu môn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân bị tắc ruột, phẫu thuật bụng cấp tính (viêm ruột thừa), bệnh đường ruột cấp tính và khi mất nước nghiêm trọng.

Bệnh nhân quá mẫn cảm với hoạt chất thuộc nhóm triarylmethane.

PHẢN ỨNG PHỤ

Hiếm thấy đau bụng, tiêu chảy

TƯƠNG TÁC THUỐC

Khi dùng chung với lợi tiểu hoặc adrenocorticoid làm tăng nguy cơ mất cân bằng điện giải nếu dùng Dulcolax quá liều.

Rối loạn cân bằng điện giải có thể làm tăng nhạy cảm đối với các glycoside tim.

QUÁ LIỀU

Triệu chứng: Nếu dùng liều cao, có thể xảy ra các triệu chứng; tiêu chảy, đau bụng và mất kali và các điện giải khác có biểu hiện lâm sàng đáng

Điều trị: Trong vòng thời gian ngắn sau khi uống viên ban Dulcolax, việc hấp thu thuốc có thể được giảm hoặc phòng ngừa bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Có thể cần bù dịch và điều chỉnh cân bằng điện giải, đặc biệt ở người già và bệnh nhi.

Việc dùng thuốc chống co thắt có thể có ích.

TRÌNH BÀY VÀ ĐÓNG GÓI

Viên bao đường 5 mg: hộp 30 viên

Tọa dược 10 mg: hộp 10 viên

Tọa dược dành cho trẻ em 5 mg: hộp 10 viên.

HÃNG SẢN XUẤT : Boehringer Ingelheim.

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook