Thứ Sáu, 19/05/2017 | 07:00

Nếu những điều luật có từ thời Trung Cổ còn tồn tại đến ngày nay, chắc chắn rất nhiều người phải “dở khóc dở cười” thẫn thờ trước tòa án mà chẳng biết mình vào tù vì lý do gì?

Hãy cùng điểm qua một số điều lệ mà chỉ có ở châu Âu thời Trung Cổ.

1. Nghèo mà chơi tennis? Cấm!

Dở khóc dở cười với 6 điều ‘cấm’ vô lý nhất thời Trung Cổ, vô tội cũng là một cái tội

Thanh niên không thuộc tầng lớp quý tộc thì không được phép chơi tennis.

Luật này được viết vào năm 1495 chỉ ra rằng, thanh niên không thuộc tầng lớp quý tộc (những người làm việc chân tay người tập sự, hoặc đầy tớ, giúp việc) không được phép chơi tennis. Tại thời điểm đó, tennis được cho là làm gia tăng tệ nạn cá cược và làm xao nhãng công việc.

Chỉ có duy nhất một thời điểm trong năm điều luật này được bãi bỏ, đó là Giáng Sinh. Tuy vậy, vào ngày này, họ cũng chỉ được chơi trong nhà, và tại sân của gia chủ.

2. Không tắm cho cừu

Dở khóc dở cười với 6 điều ‘cấm’ vô lý nhất thời Trung Cổ, vô tội cũng là một cái tội

Có nhiều nguyên do cho câu chuyện này, nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận.

Trong quyển sách “The Book Of Strange And Curious Legal Oddities” có ghi lại một vụ việc khá kỳ lạ. Đó là vào năm 1200, một ngôi làng – bao gồm nông nô và những người dân thường – đã bị phạt vì tội “không tắm cho cừu của chủ đất”. Có lẽ có nhiều nguyên do cho câu chuyện này, nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận.

3. Trộm xác cá voi

Dở khóc dở cười với 6 điều ‘cấm’ vô lý nhất thời Trung Cổ, vô tội cũng là một cái tội

Khi xác cá voi dạt vào bờ, mọi người đều mặc nhiên cho rằng nó thuộc về hoàng gia.

Vì sao lại là cá voi? Vì ngày xưa, con người ăn mọi thứ từ rùa đến hải ly và cá voi cũng được coi là một món ăn, nhưng chỉ dành riêng cho vua và hoàng hậu thôi.

Do đó khi xác cá voi dạt vào bờ, mọi người đều mặc nhiên cho rằng nó thuộc về hoàng gia. Tưởng tượng xem nào, đầu cá dành cho vua và đuôi cá thì dành cho hoàng hậu. Những thường dân chắc không dám to gan đến mức động vào thức ăn của vua chúa đâu nhỉ?

4. Chơi đá bóng

Dở khóc dở cười với 6 điều ‘cấm’ vô lý nhất thời Trung Cổ, vô tội cũng là một cái tội

Bóng đá ngày xưa bạo lực lắm.

Thời Trung Cổ, bóng đá chưa là một môn thể thao vua như bây giờ. Ngày đó, người ta đá bóng như… đánh nhau vậy.

Họ chơi trong những khu vực đông dân, gây náo loạn trật tự công cộng, rồi làm hư hại của cải và thậm chí còn khiến nhiều người thiệt mạng nữa.

Do đó, vào năm 1314, bóng đá đã hoàn toàn bị cấm tại Anh. Lý do vì sao thì bạn hiểu rồi đấy.

5. Thấy xác chết mà không báo

Dở khóc dở cười với 6 điều ‘cấm’ vô lý nhất thời Trung Cổ, vô tội cũng là một cái tội

Tòa án điển hình thời Trung Cổ.

Luật này được ban hành năm 1241, nhưng nguồn gốc của nó có lẽ xa xưa hơn nhiều.

Vào thời đó, nếu như vô tình thấy một xác chết, bạn được người ta phân cho chức danh: “người tìm thấy đầu tiên”.

Thời Trung Cổ không có nhân viên pháp luật hoặc thu thập bằng chứng, do đó người tìm thấy xác buộc phải có mặt tại tòa để kể lại toàn bộ tình tiết. Nếu như phạm luật, không chỉ riêng bạn gặp rắc rối, mà cả làng phải chịu trách nhiệm về việc này.

6. Vô tội cũng là một cái tội

Dở khóc dở cười với 6 điều ‘cấm’ vô lý nhất thời Trung Cổ, vô tội cũng là một cái tội

Bạn không có lỗi, chỉ vì đen thôi…

Nghe lố bịch quá phải không? Bạn có thể bị bắt vì đã là người vô tội trong một cuộc náo loạn. Thời đó, nổi loạn xảy ra như cơm bữa khắp châu Âu, nhưng pháp luật chỉ can thiệp khi có người bị giết.

Nếu kẻ sát nhân biến mất trong đám đông, chính quyền (theo luật) sẽ chọn ngẫu nhiên 7 người trong khu vực gần đó, và tiến hành vài bài “kiểm tra” để xác định kẻ phạm tội.

Điều kì quái nhất là những bài “kiểm tra” đó cũng hoàn toàn… random, chẳng liên quan gì đến việc chứng minh bạn đã làm gì trong suốt cuộc náo loạn.

Video: Top 5 sai lầm ngớ ngẩn của truyền thông Trung Quốc

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook