Đinh lăng không chỉ là một loại cây cảnh mà còn là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cho con người. Ẩn sau vẻ đẹp quyến rũ của đinh năng là những giá trị y học mang lại nụ cười, hạnh phúc cho người dân. Chính vì vậy người ta đã so sánh loại cây này như ‘nhân sâm của người nghèo”.
Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như thân, cành, lá, thậm chí cả rễ và vỏ cây đều có thể được tận dụng làm thuốc.
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Với những đặc tính trên, lá đinh lăng được các chuyên gia sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như cao huyết áp, co giật ở trẻ em, dị ứng và có nhiều tác dụng như hoạt huyết dưỡng não, lợi tiểu……
Rễ đinh lăng làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Rễ đinh lăng chứa rất nhiều chất saponin giống như ở nhân sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể.
Một số tác dụng nổi bật của cây đinh lăng
Chữa lành vết thương
Khi không may có vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương.
Các chuyên gia lý giải lá đinh lăng sẽ nhanh chóng làm cầm máu và giúp vết thương mau lành. Vì vậy nếu có loại cây này trong nhà sẽ rất tốt, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.
Lợi sữa
Sếp hạng trong các đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về sau sinh, không thể không nhắc đến lá đinh lăng.
Phương pháp: Rửa sạch một nắm lá đinh lăng, đun sôi, sau đó chắt lấy nước rồi uống khi nước còn ấm. Trường hợp nước bị nguội cần hâm lại cho nóng để phát huy hết công dụng. Ngoài phương pháp trên có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng khi đem sắc lấy nước uống có tác dụng chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
Đinh lăng không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà Malaysia người ta cũng dùng lá đinh lăng để chữa bệnh trĩ.
Phương pháp: Sau khi sắc thành bột mịn rồi cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, củ và cành đinh lăng cũng được sử dụng để làm sạch nướu, răng hoặc điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu sẽ dùng lá đinh lăng phơi khô sau đó lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Sau một thời gian, tác dụng của lá đinh lăng sẽ khiến cho chứng mồ hôi trộm giảm rõ rệt.
Chữa sưng đau cơ khớp
Phương pháp: Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên những chỗ sưng đau. Khi khô đắp lại tiếp, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Bệnh thận
Cây đinh lăng có tác dụng lợi tiểu và điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Trong đó, lá đinh lăng có rất nhiều lợi ích.
Phương pháp: Người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày để giúp lọc thận hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Tác dụng của đinh lăng rất tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi sử dụng đinh lăng.
Nguyên nhân do trong rễ đinh lăng chứa rất nhiều thành phần Saponin mà chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì thế chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều, đúng cách.
Lưu ý: Không dùng rễ đinh lăng liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt cần lưu ý, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.
Điều bí ẩn sau vẻ đẹp của cây đinh lăng
Sưu tầm
Chưa có bình luận.