Tôi và chồng là bạn cấp hai của nhau không những thế chúng tôi còn là bạn chung bàn. Lúc đó anh cao cao, gầy gầy, đẹp trai lại học giỏi là chủ đề bàn tán của đám con gái chúng tôi. Anh học tiếng Anh rất giỏi, nói trôi chảy và lưu loát chứ không như chúng tôi đều mang âm điệu quê hương khi phát âm tiếng Anh.
Năm đó chúng tôi đều tin chắc rằng anh có thể dễ dàng đỗ vào một trường đại học có tiếng. Nhưng dường như chẳng ai biết trước được điều gì, năm anh học lớp 9 mẹ anh tự vẫn, bởi vì mẹ anh không nhìn thấy bất cứ hy vọng nào trong cuộc sống, cha anh bị liệt nằm liệt giường, anh thì còn đang tuổi ăn học, quá mệt mỏi nên mẹ anh nhảy sông tử tự.
Ngày hôm đó, anh rất kiên cường, đến 1 giọt nước mắt cũng không rơi, có lẽ giọt nước mắt đã chảy ngược vào trong. Kể từ ngày mẹ anh mất, ở trường cũng không nhìn thấy bóng dáng anh, nghe người trong thôn nói, vì phải chăm sóc cho cha nên anh bỏ học đi làm phụ hồ. Nếu như không có tiền thì cha anh sẽ phải nhịn ăn, nhịn uống.
Một lần có một bạn học rủ tôi đến nhà anh hỏi thăm, lúc đến nhà thì anh đang nấu cơm, trên mặt vẫn còn lấm lem bùn đất, lại cộng thêm nhọ nồi của nhà bếp, mặt sạm đen vì ánh nắng mặt trời. Nhìn anh như vậy, không hiểu sao lúc đó tim tôi đau đớn thốt lên: “Ai đây? Quốc Khánh?”
Tôi cúi xuống giúp anh chất củi, châm lửa, lửa cuối cùng cũng cháy mang theo chút khói đen, lúc đó tôi nhìn bên trong nồi đều là bột ngô nghiền, chỉ có một con tôm hấp, nước mắt tôi đã trào ra. Bạn học đi cùng hỏi chuyện anh còn tôi phải cúi thấp đầu, sợ anh nhìn thấy tôi đang rơi nước mắt. “Các cháu vào nhà ngồi chơi”. Chúng tôi tiến vào nhà, trong gian phòng có một tấm rèm cũ và một mùi vị gì đó rất lạ, sau tấm rèm là cha anh đang ngồi dựa trên giường, chân quấn chăn và sắc mặt vàng đau khổ, gọi chúng tôi tiến vào nhà.
Đôi mắt đen thâm trầm, gương mặt khắc khổ, tôi biết một đứa trẻ đi làm vất vả về nhà còn phải nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc cho cha chẳng dễ dàng gì. Lúc đó tôi không biết tại sao tôi đi giặt khăn rồi lau người giúp cha anh, đó là lần đầu tiên tôi làm chuyện đó, tôi cũng không hiểu sao mình lại làm thế.
Khi chúng tôi ra về, đèn đã sáng đường, cơn gió thu thổi qua nhưng tôi cảm thấy ớn lạnh. Bạn học phải gọi tôi vài lần tôi mới trả lời. Tôi bây giờ mới hiểu sao ngày mẹ anh mất, anh không rơi một giọt nước mắt nào. Kể từ đó, tan lớp tôi thường cùng bạn học đến nhà anh nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc người già. Lúc chúng tôi rời đi anh cũng chưa tan làm. Sau đó tôi vào đi phổ thông, vì ở nội trú nên tôi không thể đến nhà anh thường xuyên như trước nhưng chỉ cần về nhà là tôi lại mua chút đồ ăn đến thăm anh và chú.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi không thể đỗ đại học nên chỉ có thể có thể quay về quê làm ruộng, lúc này người đến hỏi cưới tôi rất nhiều, mẹ tôi thường nói: “Con gái lớn không giữ nữa, cũng đến lúc phải gả đi rồi”.
“Mẹ, mẹ không cần con gái nữa sao?”
Thực chất trong tim tôi lúc này đã lớp đầy hình bóng của Quốc Khánh! Chỉ là tôi sợ cha mẹ không đồng ý.
“Cái gì mà không cần con gái, mẹ già rồi tất nhiên là cần người chăm sóc chứ”.
“Được thôi, mẹ yên tâm con sẽ nuôi mẹ dưỡng già”.
“Lại nhiều lời rồi, có phải là có chuyện gì giấu mẹ không? Lòng dạ con thế nào, người khác không biết nhưng chẳng nhẽ mẹ không rõ sao?”
Tôi cũng không nói gì thêm, cũng không muốn nói sự thật với mẹ. Cứ có người đến xin cưới là tôi lại từ chối, mẹ tôi nói: “Con đừng chọn nữa, chọn đi chọn lại, người tốt đều bị con đuổi đi hết rồi, con còn muốn chọn ai nữa?”
Tối hôm đó lại có người đến hỏi cưới, người đó chính là Quốc Khánh, vừa nghe đến tên anh, mẹ tôi liền từ chối, nói mẹ anh chết như thế nào chả nhẽ tôi quên rồi sao, 18 km quanh đây ai cũng biết, hơn nữa nhà anh còn có một người nằm liệt giường, gả cho anh chỉ có khổ mà thôi.
Nhưng tôi chỉ nói với mẹ một câu: “Mẹ, lễ cưới này con nhận, cứ như thế đi con nguyện ý gả con anh, nguyện ý chăm sóc cha anh. Hơn nữa chúng con là bạn học cũ, nên cũng hiểu nhau, chuyện này mẹ cũng nên đồng ý đi”.
Mẹ tôi nói dù thế nào cũng không đồng ý, sau đó tôi chỉ còn cách nhịn ăn ép mẹ đồng ý, mẹ thương tôi lại hiểu tính tôi nên đành gật đầu chấp thuận, nói gả thì cũng gả rồi, về sau đừng có mà hối hận.
Tôi lấy anh, đêm tân hôn, tôi mang một chậu nước ấm vào phòng rửa chân cho cha chồng, ông không cho tôi rửa nhưng tôi nhất định đòi rửa nên ông cũng đành chịu. Tôi biết từ ngày hôm nay tôi và ông đã trở thành người một nhà, tôi sẽ xem ông như cha đẻ của mình, ông cần được chăm sóc và yêu thương chứ không phải ghẻ lạnh và ghét bỏ.
Lúc tôi rửa chân cho ông, nước mắt ông rơi xuống đầu tôi. Ngày hôm sau, tôi chuẩn cơm và rau mang đến cho ông, ông lấy ra một túi đưa cho tôi mở ra thì thấy trong đó có 15 triệu, ông nói: “Con dâu, đây là chút tấm lòng của cha, con cầm đi, số tiền này cha được cho cũng không tiêu đến”. Tôi biết số tiền này không nhiều nhưng tôi vẫn nhận và cảm thấy nói có giá trị đến cả hơn trăm triệu.
Video hay: Trời lạnh vậy mà các bé vùng cao đi học phải lội qua suối thật đau xót! ?
Ngọc Mẫn
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.