Đằng sau hình ảnh phi tần của hoàng đế luôn được sống trong nhung gấm, kẻ hầu người hạ theo sau, là những cay đắng của số kiếp hồng nhan phiêu diêu như đánh một canh bạc.
Vào thời Trung Hoa cổ đại, từ bá quan văn võ triều đình đến các thương gia giàu có, thậm chí là thường dân, nhà nào sinh con gái cũng đều mong muốn khi con mình lớn lên sẽ được tiến cung vua ứng tuyển phi tần. Họ xem việc có con gái được trở thành “vợ” vua là phước may có thể giúp gia đình thay đời đổi phận. Nhưng mấy ai biết về sự thật nghiệt ngã về số phận người con gái “ôm mộng” phi tần phải trải qua ở thời ấy.
Những cô gái Trung Hoa xưa đều mong ước khi lớn lên sẽ được tiến cung vua ứng tuyển phi tần.
Qua những tư liệu ghi chép lại trong sách vở hoặc phim ảnh, chúng ta sẽ thấy người được chọn làm phi tần của hoàng đế luôn sống trong ngọc ngà, nhung gấm, lầu son gác tía, ăn ngon, có kẻ hầu người hạ. Tất cả những điều đó đều là sự thật, nhưng đó chỉ là sự hào nhoáng ở bề ngoài.
Cuộc sống chốn thâm cung có thật sự là nơi cõi tiên giữa trần gian hay không, chỉ những người đã bước vào mới hiểu rõ. Chỉ một vị hoàng đế nhưng có đến 3000 giai nhân, ai ai cũng mong chờ giây phút được lâm hạnh, sủng ái. Chính điều đó đã tạo ra những cuộc chiến “tranh sủng” vô cùng tàn khốc chốn thâm cung làm tốn nhiều giấy mực của sử sách Trung Quốc. Nhưng đó chưa phải là tất cả sự đau đớn của cuộc đời một cung phi.
Những cuộc chiến “tranh sủng” vô cùng tàn khốc chốn thâm cung làm tốn nhiều giấy mực của sử sách Trung Quốc.
Sau khi được trở thành phi tần mà hoàng đế sủng ái, những người may mắn sẽ được thăng chức, nhưng cũng có những người phải sống cả đời trong sự cô quạnh, vô danh. Đặc biệt, khi vị hoàng đế ấy qua đời, thì số phận của tất cả phi tần lại một lần nữa thay đổi. Từ đây, cuộc đời của các phi tần chốn hậu cung Trung Quốc xưa sẽ có những ngã rẽ “bảy nổi ba chìm”.
Phong làm Thái hậu
Trở thành Thái hậu là địa vị mà bất cứ phi tần nào cũng ước muốn.
Trở thành Thái hậu là địa vị mà bất cứ phi tần nào cũng ước muốn. Bởi đây là người sẽ “nắm trọn” hậu cung trong tay, bất cứ ai cũng phải kính trọng và nể sợ. Chính vì quyền lực như thế, nên không phải ai cũng được phong làm Thái hậu. Ngôi vị này chỉ dành cho Hoàng hậu của Hoàng đế cũ đã qua đời, hoặc mẹ ruột của tân Đế. Những phi tần cấp thấp mãi mãi không thể mơ tưởng đến ngôi vị này.
Bồi táng theo Hoàng đế
Đây có lẽ là kết cục bi thảm nhất của những mỹ nữ, phi tần chốn hậu cung. Nhưng không ai có thể thoát khỏi khi sống trong các triều đại Trung Quốc phong kiến xưa có điều lệ này.
Khi Hoàng đế qua đời, những phi tần không sinh được con, những phi tần chưa một lần được Hoàng đế nhìn mặt,… đều sẽ phải kết thúc cuộc đời để theo hầu hạ Hoàng đế ở thế giới bên kia. Đây là điều khiến các phi tần thời ấy ám ảnh nhất khiến cho cuộc chiến “tranh sủng” chốn thâm cung thêm phần khốc liệt hơn.
Xuất gia làm ni cô
Ở một số triều đại Trung Quốc xưa, đặc biệt là thời nhà Đường, khi một vị Hoàng đế băng hà thì các phi tần sẽ phải xuất gia làm ni cô.
Ở một số triều đại Trung Quốc xưa, đặc biệt là thời nhà Đường, khi một vị Hoàng đế băng hà thì các phi tần sẽ phải xuất gia làm ni cô. Bởi ở những triều đại Phật giáo lên ngôi, các vị Hoàng đế tin rằng, để phi tần của họ xuất gia có thể giúp họ cầu phúc sau khi về nơi chín suối.
Những người được chọn đi tu thường là các phi tần trẻ, chưa có con.
Video: Hoàng đế Khang Hy, minh quân bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa
Theo Khoevadep
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.