Thứ Bảy, 08/07/2017 | 19:31

Với robot này, các nhà khoa học không còn phải tiếp xúc trực tiếp với những con bọ cạp đầy nọc độc nữa.

Những người phải hàng ngày cong người dùng tay để xử lí và trích xuất nọc độc của một con bò cạp có thể sẽ sớm thất nghiệp.

Một con robot “vắt sữa bò cạp” đã được thiết kế để trích xuất và lưu trữ nọc thay cho phương pháp thủ công dựa trên sự khéo léo của các nhà khoa học trước đây. Các nhà nghiên cứu tại Đại học II Hassan M’Sik Ben ở Morocco không chỉ khẳng định robot của họ giúp tăng tốc quá trình khai thác mà nó còn an toàn hơn so với phương pháp cũ.

Chế tạo thành công robot

Nọc độc bọ cạp được sử dụng trong một loạt các lĩnh vực y tế, bao gồm nghiên cứu ung thư và phát triển các loại thuốc chống sốt rét. Phương pháp thu hoạch hiện nay bao gồm kích thích điện và cơ khí – cả 2 đều có khả năng dẫn đến việc bò cạp bị tử vong và đôi khi gây ra các phiền hà cho những nhà khoa học (do những cú sốc điện từ các thiết bị). Chưa kể cảm giác đang cầm trên tay một con vật có nọc độc cũng không dễ chịu chút nào.

Thiết bị nhỏ gọn VES-4 được tạo ra từ phòng thí nghiệm bởi Mouad Mkamel cùng nhóm nghiên cứu robot di động của ông. Nó hoạt động bằng cách kẹp đuôi của con bọ cạp và mô phỏng dòng điện sinh học khiến bò cạp tiết ra nọc độc sau đó thu giữ và bảo quản chúng.

Chế tạo thành công robot

VES-4 không phải là robot đầu tiên được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu y tế. Trước đây, người ta cũng đã có những robot biết tiêm thuốc, thậm chí người ta còn có ý tưởng tạo ra một robot hình người có khả năng thực hiện việc cấy ghép mô.

Mkamel cho biết: “VES-4 được thiết kế để trích xuất nọc độc bọ cạp mà không làm tổn hại đến động vật và cung cấp phương pháp làm việc an toàn hơn cho các nhà thực nghiệm. Nó có thể được điều khiển để thu thập nọc độc từ xa bởi con người”.

Chế tạo thành công robot

Chế tạo robot lấy nọc độc bọ cạp

Con robot này đã được thử nghiệm trên nhiều loại bọ cạp và có thể được lập trình để ghi nhớ chúng. Ngoài ra nó còn có một màn hình LED để hiển thị tên của loài bò cạp được lấy nọc độc.

Tham khảo: Engadget

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook