Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ nhiều người còn bị chán ăn, cơ thể khó hấp thu, mệt mỏi dẫn đến suy kiệt. Vì vậy, chế độ ăn là điều quan trọng đối với bênh nhân sau phẫu thuật ung thư đại tràng. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn sau phẫu thuật đại tràng.
Lưu ý về chất xơ
Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Phần lớn các loại thực phẩm thực vật đều có sự kết hợp của cả hai. Chất xơ hấp thụ nước và làm cho kích thước phân trở nên lớn hơn.
Trong rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm nồng độ các chất gây ung thư có trong ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan như yến mạch, lúa mạch, vỏ mã đề … Chất xơ có lợi sẽ chuyển thành dạng gel trong quá trình tiêu hóa. Khi người bệnh bị tiêu chảy, chất xơ có thể giúp làm săn chắc phân và làm chậm nhu động ruột, hỗ trợ ngăn chặn tiêu chảy.
Quan trọng là người bệnh phải ăn uống điều độ và uống nhiều nước.
Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan làm tăng tốc độ nhu động ruột và rất hữu ích trong điều trị táo bón.
Loại chất xơ này nên tránh hoặc giảm bớt nếu người bệnh đi tiêu phân mềm, thường xuyên hoặc từng chút một.
Nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan chủ yếu là lúa mì nguyên hạt, cám lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt và ngô, các loại rau có nhiều chất xơ như cà rốt và cần tây cũng như vỏ của trái cây và rau quả.
Người bệnh cần lưu ý:
Giai đoạn 1: sau khi phẫu thuật cho đến 4-6 tuần sau, giảm chất xơ ngay sau khi phẫu thuật để ruột được nghỉ ngơi.
Giai đoạn 2: sau 4- 6 tuần phẫu thuật nên đưa chất xơ dần dần vào chế độ ăn.
Một số loại thực phẩm nên hạn chế sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng
• Tránh đồ uống có ga, rau lá xanh, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh. Nếu thấy bị ợ hơi hoặc xì hơi cần tránh ăn những thực phẩm này trong vòng 1 vài tuần để cải thiện tình hình.
• Tránh chất caffeine, rượu, thức ăn cay và chất làm ngọt nhân tạo có thể làm phân lỏng.
• Bắp ngọt
• Quả hạch
• Bắp rang bơ
• Hoa quả sấy khô
• Các loại đậu
• Nấm
• Trái cây và rau quả có xơ
• Tăng lượng chất lỏng và thêm muối vào chế độ ăn uống
• Tránh thực phẩm lên men, chế biến sẵn: Các thực phẩm lên men có nguy cơ gây ung thư đường ruột còn thực phẩm chế biến sẵn nhưu dăm bông, xúc xích, thịt nguội … tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Vì thế bệnh nhân nên kiêng ăn những loại thực phẩm này.
Các thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật ung thư đại tràng
Ăn đồ lỏng, dễ tiêu
Sau phẫu thuật, các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp là thức ăn phù hợp trong giai đoạn này, đồng thời nên chia nhỏ các bữa trong ngày thành 4-6 bữa, không ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa.
Ăn chất béo có lợi
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại tràng cần hạn chế ăn các chế phẩm, thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật như mỡ lợn, gà, bò, dầu dừa và đồ ăn chiên rán. Người sau phẫu thuật nên thay mỡ động vật bằng các loại chất béo có lợi như dầu oliu, dầu cá.
Bổ sung dưỡng chất
Người bệnh sau phẫu thuật nên bổ sung đủ đủ vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, selen và beta carotene là hai chất có khả năng phòng chống ung thư.
• Selen có nhiều trong các loại cá biển như cá biển như cá thu, cá ngừ, cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
• Beta carotene là tiền chất vitamin A, có nhiều trong rau củ quả màu vàng, cam và rau màu xanh đậm.
Chuyên gia dinh dưỡng có thể cho lời khuyên về chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý để phục hồi sức khỏe tốt cho người bệnh sau phẫu thuật.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Nội soi chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng (Phần 1)
Những biến chứng của căn bệnh ung thư đại – trực tràng
Thông tin y học chuyên sâu về chẩn đoán ung thư đại trực tràng
Mẹo ngăn ngừa ung thư đại trực tràng
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.