Thứ Bảy, 16/12/2023 | 09:55

Không có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ chế độ ăn cụ thể nào có thể điều trị ung thư phổi. Tuy nhiên, ăn uống lành mạnh có thể giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, giúp cải thiện mức năng lượng và giúp bệnh nhân có thêm sức lực trong quá trình điều trị.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể về chế độ ăn hợp lý, khoa học cho người bị ung thư phổi, giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh ung thư phổi

Không có chế độ ăn uống tốt nhất cho người bị ung thư phổi. Chế độ ăn uống lý tưởng phụ thuộc vào:

– Kế hoạch điều trị ung thư phổi và tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải.

– Cân nặng.

– Sở thích.

– Các tình trạng khác như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Mục tiêu của chế độ ăn cho người bị ung thư phổi là:

– Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần, bao gồm: vitamin, khoáng chất, protein, chất béo lành mạnh và carbohydrate.

– Cung cấp cho bệnh nhân đủ lượng calo để ngăn ngừa giảm cân.

– Giúp giảm tác dụng phụ của điều trị như tiêu chảy, buồn nôn hoặc táo bón.

Xin ý kiến bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng chuyên về ung thư để điều chỉnh chế độ ăn uống theo nhu cầu và sở thích.

Dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào

Thực phẩm là điều cần thiết để có sức khỏe tốt. Điều quan trọng là chọn thực phẩm bổ dưỡng để giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bệnh nhân khỏe mạnh. Như vậy, có thể giúp cải thiện kết quả điều trị và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng nhiều trái cây, rau quả và các thực phẩm lành mạnh khác giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính, bao gồm cả ung thư.

Hãy chọn thực phẩm cung cấp protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất, đồng thời chọn các bữa ăn cân bằng và đồ ăn nhẹ giàu protein. Protein rất quan trọng đối với những người mắc bệnh ung thư vì hiện tượng mất cơ là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những người mắc bệnh ung thư giai đoạn sau.

Đảm bảo rằng bệnh nhân được cung cấp đủ dinh dưỡng và ăn đủ calo để giữ cho cơ thể tràn đầy sinh lực và ngăn ngừa giảm cân. Nếu gặp khó khăn trong việc tiêu thụ đủ lượng calo, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để có chế độ dinh dưỡng hiệu quả.

Chế độ ăn và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, gây ra khoảng 80%số ca tử vong do ung thư phổi. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí European Journal of Clinical Nutrition, những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và trái cây ít có khả năng phát triển ung thư phổi hơn những người có chế độ ăn ít thực phẩm lành mạnh này.

Trái cây và rau quả là thực phẩm bổ sung quan trọng cho chế độ ăn chống ung thư, đặc biệt là ở những người hút thuốc. Các chất dinh dưỡng như beta carotene và vitamin A có trong thực phẩm như khoai lang, cà rốt và dưa vàng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.

Tập thể dụng thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Thay thế thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo bão hòa khác bằng các nguồn chất béo không bão hòa như dầu ô liu, các loại hạt và bơ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng lượng vitamin D cao trong máu cũng có thể bảo vệ chống lại ung thư phổi.

Cơ thể tạo ra vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Vitamin D cũng được thêm vào thông qua một số thực phẩm tăng cường. Việc bổ sung vitamin D là cần thiết nếu có lượng vitamin D thấp.

Trao đổi với bác sỹ về việc xét nghiệm vitamin trong máu.

Chế độ ăn và điều trị

Phương pháp điều trị ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến:

– Sự thèm ăn

– Khả năng ăn uống

– Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt như thế nào

Bệnh ung thư và các phương pháp điều trị như hóa trị đều có thể dẫn đến giảm cân. Ăn uống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân không bị sụt cân quá nhiều và bị suy dinh dưỡng.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng,giữ cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng có thể giúp bệnh nhân khỏe mạnh trong quá trình điều trị ung thư phổi, giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến điều trị như giảm cân.

Dinh dưỡng tốt cung cấp cho bệnh nhân nhiều năng lượng và sức lực hơn, đồng thời có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.

Chế độ ăn và tác dụng phụ

Thuốc hóa trị là loại thuốc mạnh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư trên khắp cơ thể. Vì những loại thuốc này rất mạnh nên chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như:

– Buồn nôn và ói mửa

– Ăn mất ngon

– Thay đổi về mùi và vị

– Bệnh tiêu chảy

– Táo bón

– Bị loét miệng

Ăn một số loại thực phẩm khuyên dùng và tránh những loại khác có thể giúp giảm các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị.

Mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau, vì vậy hãy xin ý kiến của bác sỹ để điều chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên chung:

Đối với buồn nôn và nôn:

– Ăn những thực phẩm nhạt như bánh mì nướng, bánh quy giòn và cơm.

– Ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn thay vì những bữa ăn lớn.

– Ăn thực phẩm lạnh hoặc nhiệt độ phòng có thể giúp ích cho người bệnh.

Đối với tình trạng mất cảm giác ngon miệng:

– Ăn nhiều bữa nhỏ,đồ ăn nhẹ thường xuyên hơn trong ngày thay vì ba bữa lớn.

– Tăng lượng thực phẩm giàu calo, giàu protein trong chế độ ăn uống, như bơ đậu phộng, thịt gà, trứng luộc, món hummus và các loại hạt.

– Uống thực phẩm bổ sung dinh dưỡng .

Đối với những thay đổi về mùi và vị:

– Nếu không thể chịu được mùi nấu nướng, hãy làm thức ăn lạnh hoặc thức ăn ở nhiệt độ phòng.

– Trộn một thìa muối và một thìa baking soda vào bốn cốc nước rồi súc miệng trước khi ăn để giúp thức ăn ngon hơn.

– Sử dụng nĩa, thìa và dao bằng nhựa thay vì đồ dùng bằng kim loại.

– Đông lạnh trái cây trước khi ăn.

– Hãy thử các loại gia vị và nước xốt mới cho đến khi tìm thấy hương vị hấp dẫn. 

Đối với tiêu chảy:

– Ăn thực phẩm có chứa muối như bánh quy xoắn, nước bù điện giải để bổ sung lượng natri bị mất do tiêu chảy.

– Uống ít nhất một cốc nước hoặc đồ uống thể thao sau mỗi lần đi tiêu lỏng.

– Ăn những thức ăn nhạt như cơm, chuối và bánh mì nướng cho đến khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm.

– Tránh sữa, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt vì có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn.

– Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi, trừ khi bác sĩ có hướng dẫn khác.

Đối với táo bón:

– Để giúp đi ngoài, hãy ăn những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, rau tươi, trái cây tươi còn nguyên hạt và vỏ, nước ép trái cây và trái cây sấy khô như mận và mơ.

– Uống nhiều chất lỏng hơn, bao gồm nước lọc và nước ép trái cây tiệt trùng. Đồ uống ấm như trà hoặc cà phê có thể giúp giảm táo bón.

– Hạn chế những thực phẩm có thể khiến táo bón nặng hơn như phô mai và trứng.

Đối với vết loét miệng:

– Hãy hỏi bác sĩ xem có thể dùng thuốc trước khi ăn để giảm đau miệng hay không.

– Ăn thực phẩm mềm như bột yến mạch và nước sốt táo.

– Hãy thử các loại thực phẩm đông lạnh như kem que, sữa chua đông lạnh hoặc đá bào.

– Tránh thực phẩm cay hoặc mặn.

– Không ăn thực phẩm có tính axit như cam, chanh hoặc cà chua.

– Những thực phẩm khác cần tránh

Trong một số trường hợp được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân có thể cần tránh hoặc giảm tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống cụ thể, bao gồm:

– Rượu bia: bia, rượu vang và rượu mạnh có thể tương tác với các loại thuốc trị ung thư đang dùng.

– Đồ uống có đường: tiêu thụ ít đường hơn có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

– Thực phẩm chế biến cao và ngũ cốc tinh chế: một nghiên cứu năm 2018 cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng 10% đối với những người ăn thực phẩm chế biến sẵn.

Kết luận

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư phổi. Bệnh ung thư và các tác dụng phụ của việc điều trị bệnh có thể làm giảm sự thèm ăn của bệnh nhân, khiến khó có được lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết ngay lập tức.

Nếu ăn uống không tốt và giảm cân, hãy xin ý kiến bác sĩ.

Việc bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng và giàu calo có thể giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe và cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Làm sao để biết bị ung thư phổi? Ba bệnh nhân chia sẻ triệu chứng

Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh ung thư phổi

Ô nhiễm không khí gây nhiều bệnh liên quan đến phổi

Tổ hợp những thực phẩm tốt cho phổi

Những phương pháp bảo vệ phổi khoa học

Yhocvn.net (Lược dịch theo healthline.com)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook