Thứ Bảy, 15/07/2017 | 21:31

Mẹ của Nam bị sinh khó nhưng vẫn kiên quyết giữ đứa con này. Cố gắng sinh bằng được đứa trẻ này, cô đã phải đổi lấy tính mạng của bản thân mình. Sinh xong, cô liền nhắm mắt buông tay.

Năm Nam 5 tuổi, cha cậu dẫn về một người phụ nữ cùng với một bé gái 10 tuổi. Đó chính là mẹ kế và chị gái của cậu. Từ đó cậu có một gia đình hoàn thiện gồm 4 người.

Cha qua đời, mẹ kế ngược đãi còn đuổi cậu đi, 1 năm sau nhận được thư sự thật cậu bật khóc lặng người

Cha và mẹ kế cùng nhau kiếm tiền nuôi Nam và chị gái cậu. Nam rất nghịch ngợm, trong lòng cậu cũng không mấy chấp nhận mẹ kế và người chị này nên luôn tỏ thái độ để chống đối hai mẹ con họ. Mẹ kế và chị gái không những không tức giận mà còn luôn nghĩ cách để lấy lòng cậu.

Cả nhà sống một cuộc sống bình thường cho đến năm Nam lên 10 tuổi, cha cậu chạy xe máy trên đường với tốc độ quá nhanh đã gặp phải tai nạn đáng tiếc.

Xe ông đã đâm vào đuôi xe của một chiếc xe tải chở hàng đang đậu bên đường khiến ông bị thương rất nặng. Ông được đưa vào bệnh viện không lâu thì qua đời. Vì cha cậu phải gánh hết phần lớn trách nhiệm về vụ tai nạn nên cũng không được bồi thường nhiều tiền.

Sau khi cha cậu qua đời, trong nhà thiếu mất một trụ cột, một mình mẹ kế lo cho hai đứa con cũng càng lúc càng mệt mỏi.

Nhưng Nam không những không thương mẹ kế vất vả vì cậu, cậu còn thay đổi giống như một người khác vậy. Cậu không chăm chỉ học tập, thường xuyên đánh nhau với bạn học ở trường, về đến nhà còn hay cãi nhau với mẹ kế và chị.

Mẹ kế của cậu cũng thay đổi tính tình, thay đổi hoàn toàn phong cách của trước đây, không những không nhường nhịn cậu mà còn thường xuyên đánh đập la mắng cậu. Trước kia bà hiền dịu, nhẫn nhịn bao nhiêu thì bây giờ bà tỏ ra ác độc vô tâm bấy nhiêu.

Cha qua đời, mẹ kế ngược đãi còn đuổi cậu đi, 1 năm sau nhận được thư sự thật cậu bật khóc lặng người

Mỗi lần giáo viên ở trường đến nhà than phiền, mẹ kế luôn ném cặp của Nam Sinh ra ngoài cửa rồi mắng cậu là: “Không muốn đi học thì đừng học nữa, mày đi làm cho tao, mày giúp ích được gì chứ. Mẹ ruột của mày bị mày “khắc” chết, ba mày cũng bị mày “khắc” chết luôn rồi, sao mày không chết luôn đi hả?”

Không chỉ như vậy, mỗi lần Nam thi được điểm kém hoặc phạm sai lầm, mẹ kế sẽ không cho cậu ăn cơm, thậm chí có lúc ban đêm còn nhốt cậu ở bên ngoài cửa, phạt cậu đứng ở bên ngoài một đêm.

Nam vốn dĩ rất ngỗ nghịch từ ngày còn thơ dại, giờ bảo cậu ngoan ngoãn thì đúng là khó như tát nước biển khơi. Trước đây mẹ kế đối tốt với cậu thì cậu không đón nhận, bây giờ mẹ kế mắng cậu là một người vô dụng, sống ở trên đời chỉ liên lụy người khác, cậu lại càng không thể chấp nhận. Không chấp nhận người khác khinh thường mình thì chỉ có cách chứng minh cho người khác biết rằng mình không hề vô dụng như thế.

Bắt đầu từ đó, Nam Sinh phấn đấu học tập, thành tích của mỗi kỳ thi cũng đều tốt hơn trước. Cậu đã được liệt tên vào danh sách học sinh khá giỏi trong lớp rồi, nhưng mẹ kế cũng chẳng khen ngợi cậu mà lần nào cũng đay nghiến mà nói: “Đắc ý cái gì chứ, điểm tuyệt đối còn không thi được, có gì đáng vênh váo chứ. Đừng có lãng phí tiền của tao, mày không phải là đứa có tư chất học tập, sớm đi làm cho tao còn hơn.”

Cha qua đời, mẹ kế ngược đãi còn đuổi cậu đi, 1 năm sau nhận được thư sự thật cậu bật khóc lặng người

Mẹ kế càng nói như vậy, Nam Sinh lại càng muốn chứng minh cho bà thấy mình hoàn toàn làm được. Cậu càng ngày càng quyết tâm học tập và thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm Tỉnh với thành tích tốt đứng đầu toàn trường.

Khi cậu vô cùng vui mừng đem giấy báo trúng tuyển về nhà, vốn tưởng rằng lần này mẹ kế sẽ khen cậu. Không ngờ mẹ kế lại đem vứt giấy thông báo ra ngoài cửa một cách lạnh lùng, lớn tiếng nói với cậu: “Học cấp ba gì hả, tao dựa vào cái gì phải cung cấp cho mày học cấp ba, nuôi mày ăn học nhiều năm như vậy là đã không có lỗi với người cha đã mất của mày rồi. Bây giờ tao không muốn cho mày đi học, cũng không muốn nuôi mày nữa. Hôm nay mày cút ngay cho tao, từ nay về sau đừng bước vào căn nhà này nửa bước, tao và mày không có bất cứ quan hệ nào, muốn đi học thì đi tìm người thân của mày.” Nói xong bà liền tiện tay ném cho Nam Sinh một cục giấy vo tròn.

Nam rất đau lòng, cậu đã bật khóc. Cậu không ngờ rằng bản thân mình trở nên ưu tú như vậy rồi mà mẹ kế vẫn đối với cậu như vậy. Cậu nhặt cục giấy lên mở ra xem, thì ra đó là một số điện thoại.

Cậu nghĩ rằng số điện thoại này là số của bà ngoại hoặc là của cậu mình, vì lúc nhỏ cha cậu từng nói với cậu là cậu có một người bà ngoại và một người cậu đang sinh sống ở thành phố cách nhà họ rất xa.

Nam rất khao khát được học cấp ba trọng điểm này vì giờ đây ở vùng nông thôn như vùng của cậu, học xong cấp ba sẽ mở ra cho cậu một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng mẹ kế không những không cho cậu đi học còn đuổi cậu đi, cậu chỉ biết cắn răng chịu đựng.

Ngay lúc đó cậu rất muốn cho mẹ kế một bạt tai nhưng cuối cùng vẫn nhịn được, dù sao sau khi cha cậu qua đời mẹ kế cũng nuôi cậu mấy năm trời.

Nhưng cậu lại rất hận mẹ kế, cậu nói với mẹ kế: “Tôi hận bà, cả đời này tôi cũng sẽ không tha thứ cho bà, nói xong trừng mắt nhìn mẹ kế một cái rồi chạy mất.”

Nam tìm được bà ngoại, cậu của Nam cho cậu đi học tại trường cấp ba trên huyện. Một năm sau, có một bức thư gửi đến nhà, ghi rõ người nhận là Nam. Cậu rất tò mò và cũng lấy làm lạ nên mở thư ra xem.

Khi cậu đọc từng câu từng chữ, nước mắt của cậu cũng theo đó mà rơi xuống từng giọt từng giọt. Thì ra bức thư này là do mẹ kế của cậu gửi đến. Mẹ kế đọc, chị gái viết thay cho bà, khi cậu nhận được bức thư này, mẹ kế đã qua đời một tháng rồi.

Trong thư nói: “Nam à, khi con nhận được bức thư này, dì đã ở bên cạnh cha con rồi. Con nhất định rất hận dì đúng không? Thật ra dì vẫn luôn rất yêu con.

Năm xưa trước khi cha con mất, kêu dì nhất định phải nuôi dạy con thành tài, nhưng con lại luôn ngỗ nghịch như vậy, không nghe lời. Dì biết tính cách của con, vì vậy dì đành phải dùng phương pháp đặc thù này để ép con tự mình vươn lên. Sau đó khi mỗi lần nhìn thấy thành tích của con ngày một tiến bộ vượt bậc, trong lòng dì cảm thấy vô cùng vui mừng và được an ủi. Rất nhiều lần dì đã ở trước mộ của cha con nói với ông ấy là con rất tài giỏi.

Năm con học học kỳ cuối lớp 9, sức khỏe dì không tốt, đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện ung thư thời kỳ cuối. Dì biết là ngày tháng còn lại của dì không nhiều nữa, cái ngày dì nhìn thấy giấy thông báo trúng tuyển vào trung học là ngày dì vui mừng nhất. Nhưng dì biết bản thân không có khả năng nuôi con ăn học nữa nên mới bất đắc dĩ đưa cho con số điện thoại mà trước lúc qua đời cha con đã đưa cho dì. Cha con bảo dì khi đi đến đường cùng rồi, kêu con đi tìm cậu của con. Sau khi con đi rồi, dì đã khóc suốt mấy đêm liền. Nam! Dì xin lỗi con, bắt con chịu oan ức suốt mấy năm, hy vọng con đừng trách dì nhẫn tâm, ngôi nhà này mãi mãi là nhà của con, con có thể quay về bất cứ lúc nào…”

Đọc xong lá thư, Nam bắt đầu bật khóc thảm thiết. Cuối cùng cậu đã hiểu nổi khổ tâm của mẹ kế, cậu rất hận bản thân mình, tại sao lúc đầu lại không hiểu cho lòng mẹ kế.

Nam tức tốc mua vé xe lửa, đi liên tục ngày đêm đến trước mộ của mẹ kế. Cậu quỳ sụp hai đầu gối xuống, gào khóc trước mộ: “Mẹ.. mẹ.. là Nam  sai rồi, con luôn chọc mẹ giận, con trách lầm nổi khổ tâm của mẹ. Mẹ ơi.. mẹ ơi.. mẹ tỉnh lại đi, nghe Nam gọi mẹ một tiếng mẹ, có được không?”

Cha qua đời, mẹ kế ngược đãi còn đuổi cậu đi, 1 năm sau nhận được thư sự thật cậu bật khóc lặng người

Cậu cứ như vậy mà quỳ trước mộ của mẹ kế rất lâu không đứng dậy, rất lâu.. rất lâu…

Một người phụ nữ như vậy, đã không thể nào dùng ngôn từ để hình dung sự vĩ đại của bà, chỉ có thể chúc phúc cho bà ở trên thiên đường được hạnh phúc vui vẻ!

Cho nên, mỗi phận làm con hãy luôn biết thấu hiểu và cảm thông cho bậc làm cha làm mẹ. Đừng chỉ vì một chút nông nổi mà làm cha mẹ đau lòng để rồi phải hối hận vào một ngày nào đó. Khi ấy thử hỏi rằng có còn kịp không?

Video: Có kiếp trước hay không? Cô gái Ấn Độ nói ra rõ ràng kiếp trước chồng của mình khiến chuyên gia khiếp sợ

Châu Yến Lâm

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook