Thấy chiếc đuôi kì lạ ngọ nguậy trên bụng cá liền kéo ra nhưng không ngờ đó là vật hình thù kỳ dị xuất hiện
Ngay khi vớt con cá từ dưới sông lên đã thấy ở phần bụng có một chiêc vây bất thường
Nhìn nó giống như một con đỉa bám chặt lấy thân cá và hút máu của con cá
Quan sát thật kĩ mới biết được đây không phải một con đỉa mà là loài cá mút đá. (Tên tiếng Anh là: Lampreys)
Cá mút đá sống ký sinh trên nhiều loại cá. Cá mút đá sử dụng miệng tự gắn vào da của một con cá và nạo mô cá chủ bằng lưỡi.
Cá mút đá còn có biệt danh là cá ma cà rồng bởi chúng có bộ răng sắc nhỏ, bám vào cơ thể con mồi và hút máu cho tới chết. Lampreys là cá giống lươn, da trơn, cơ thể thuôn dài từ 13 đến 100 cm.
Đây là loài cá không có xương sống nhưng có một loạt kết cấu sụn. Điều khác biệt so với đồng loại của mình chính là bộ răng của mút đá, nó không mọc thành hàng ngang mà hội tụ thành vòng tròn. Những chiếc răng này cực nhọn, có thể đâm thủng cơ thể con mồi và hút máu. Ở dưới hai mắt của lampreys là bảy lỗ chân lông làm việc như mang cá để hô hấp. Thêm một cái mũi trên đỉnh đầu nữa.
Lampreys sống chủ yếu ở khu vực ven biển, vùng nước ngọt và các đập nước trên sông chứ không phải ở đại dương, đặc biệt là sống ở các vùng nước ôn đới không quá nóng cũng không quá lạnh. Cá ma cà rồng cũng bơi rất sung và các hoạt động bơi lội của chúng tạo ra các vùng áp suất thấp, dẫn đến hãm lực bơi thay vì chúng được trôi xuôi theo dòng nước.
Mặc dù cá mút đá ký sinh khoan lỗ trên thịt của con mồi rồi hút máu đúng là đáng sợ thật nhưng chúng là một món ăn yêu thích đối với tầng lớp thượng lưu như nữ hoàng, vua, hoàng hậu một thời ở bộ phận các nước châu Âu. Một vài nhà thờ còn phê chuẩn mút đá làm thực đơn trong mùa chay và xem chúng có hương vị thịt nhiều hơn so với loài cá khác. Ngày 04 tháng ba năm 1953, nhân dịp lễ đăng quang của nữ hoàng Elizabeth II, Không quân hoàng gia Anh đã làm một chiếc bánh từ cá mút đá dâng lên lãnh đạo mình.
Ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và nửa vùng phía bắc của Phần Lan, mút đá lớn vẫn được dùng như là một đặc sản. Tuy vậy, chất nhầy và máu của nó có thể chứa độc tố, vì vậy phải được loại bỏ trước khi trở thành món ăn ngon.
Video: Khả năng bắt cá của gấu xám
Đức Hải (t/h)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.