Chủ Nhật, 13/09/2015 | 09:16

Ảnh minh họaẢnh minh họa

“Con phải làm theo lời mẹ” là cách nói quen thuộc của mẹ khi muốn con nghe lời. Tuy nhiên, đây đôi khi lại là nguyên nhân khiến bé cảm thấy mình bị áp đặt và mất đi sự tự giác khi làm theo lời mẹ dù đó có là những chỉ bảo hướng bé đến điều tốt đẹp.

Nếu mẹ nghĩ tình yêu dành cho bé chỉ thể hiện qua những âu yếm, chăm lo hằng ngày; những kế hoạch tương lai; thì đó hoàn toàn chưa đủ. Bởi bé cần được hiểu. Và hiểu con chính là cách yêu con tinh tế nhất.

Lắng nghe điều con nói

Những trò nghịch ngợm hay cơn bướng bỉnh thất thường của bé sẽ khiến mẹ mất đi sự kiên nhẫn và rút ra kết luận “Con hư quá!”. Nhưng trước khi mắng bé, mẹ hãy chậm lại và nhẹ nhàng hỏi bé “Vì sao con làm như vậy?”

Đấy chính là chìa khoá để mở cửa bước vào thế giới của bé. Chị Hoàng Diệp (Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: “Có lần bé Kim nhà mình không chịu chào khi khách đến nhà. Mình giận lắm nhưng cố nén lại, hỏi bé vì sao. Bé nhìn mình mặt rất đau khổ: “Vì con không quen bác ấy nên không chào mẹ ơi!”.

Khi đã biết nguyên nhân, cuộc nói chuyện của hai mẹ con diễn ra đơn giản hơn nhiều. Kết quả, con đồng ý với mình rằng sau này sẽ luôn luôn phải chào khách, dù cho có là người quen hay không vì đấy là phép lịch sự.”

Thường trò chuyện cùng con

Mỗi ngày, công việc bận rộn thường khiến không ít mẹ “quên” trò chuyện cùng con. Thủ thỉ với bé về những thứ linh tinh như con chó nhà bên trêu con mèo nhà mình, bạn Hoa bạn thân của con không biết ăn bí đỏ… sẽ là những bước đầu tiên giúp bé cảm thấy tin tưởng để chia sẻ với mẹ những điều lớn lao hơn.

Cho con tham gia những công việc phụ giúp mẹ

Từ 3 – 4 tuổi, bé đã ý thức được phụ giúp cha mẹ là việc tốt. Thế nên các mẹ nên khuyến khích con cùng làm những việc đơn giản như chăm sóc cây, làm bánh hay dọn dẹp nhà cửa.

Tâm lý các mẹ thường giao cho bé làm việc nhưng đi theo can thiệp từng ly từng tí, khiến bé mất tự tin, làm gì cũng sợ sai. Chị Hoàng Diệp tâm sự: “Rút kinh nghiệm, mình phân công cho bé phần việc rõ ràng và không can thiệp quá sâu trong lúc thực hiện.

Chỉ cần nói “Con làm đi, cái gì không làm được thì nhờ mẹ giúp nhé!”. Dù kết quả có thế nào, bé vẫn cảm thấy được khuyến khích và thấy được việc làm của mình có ý nghĩa.” Làm việc chung cũng là thời gian quý báu để bé và mẹ tâm sự cùng nhau.

Hiểu cả thân thể con

Đỉnh cao của sự thấu hiểu là nghe được cả những điều bé không nói thành lời. Ngoài hiểu tính cách, hiểu suy nghĩ của bé; mẹ cần học cách “nghe” cả những điều thân thể bé muốn tỏ bày.

Những vết hằn đỏ xuất hiện trên da mỗi mùa tháng Tư cho mẹ biết bé dị ứng với phấn hoa loa kèn. Vết tì thường xuyên xuất hiện trên đầu gối sẽ nói bé rất thích quỳ xuống cỏ nhìn đường đi của kiến… Và làn da bé có thể “nói” với mẹ nhiều hơn mẹ nghĩ.

Theo một nghiên cứu về Da Liễu Nhi Khoa công bố trên tạp chí Pediatric Dermatology – Mỹ, ở tuổi lên 3, làn da bé vẫn còn mỏng hơn người lớn đến 30%.

Do đó, dưới tác động của môi trường, không như làn da người lớn, làn da mỏng manh của bé cần một loại sữa tắm làm sạch hiệu quả nhưng vẫn nhẹ dịu và giữ mùi thơm lâu để bé có thể vui chơi, chạy nhảy cả ngày.

Tình yêu mẹ dành cho con thể hiện ở những điều tinh tế nhất. Chỉ có sự tinh tế mới khiến mẹ làm được chiếc bánh đạt chính xác độ ngọt mà bé thích, tìm được món đồ chơi mềm mại mà bé mê, hay chọn được loại sữa tắm thích hợp cho làn da mong manh của bé. Và cách yêu thương tinh tế ấy bắt đầu từ sự thấu hiểu, lắng nghe.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook