Hãy hướng dẫn trẻ cách thoát khỏi các sự hành hung, đừng đánh lại mà nhanh chóng tìm sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè hay người lớn khác’.
Đầu tiên cần phải hiểu rằng con trẻ rất sợ hãi và giấu nhẹm mọi chuyện không dám kể cho bạn nghe vì các lý do:
– Bọn trẻ kia dọa nạt nếu nói cho cha mẹ thầy cô nghe sẽ bị nhừ đòn.
– Trẻ luôn được giáo dục là cứ đánh nhau trong trường với bạn bè là hành vi sai trái, cho dù mình không có lỗi và bị đánh vẫn có thể bị rầy la khi bị phát hiện.
– Trẻ không tin tưởng vào sự bảo vệ của cha mẹ và thầy cô, vì không phải lúc nào cũng ở cạnh nó, còn bọn kia có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, mọi nơi.
Chúng giấu nhẹm và tự chịu đựng cho tới khi trầm cảm tự kỷ, sa sút học hành! Vậy chúng ta là cha mẹ nên làm gì?
– Hãy luôn quan sát theo dõi sự thay đổi của trẻ và khuyến khích trẻ kể chuyện với bạn. Hãy cho trẻ biết bạn là người đồng hành để cùng trẻ giải quyết vấn đề chứ không là kẻ phán xét xử tội nó.
– Hãy hướng dẫn trẻ cách thoát khỏi các sự hành hung, đừng đánh lại mà nhanh chóng tìm sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè hay người lớn khác.
– Hãy đảm bảo trẻ luôn có một hay vài đứa bạn thân! Nắm bắt tình hình con bạn qua những đứa bạn đấy.
– Khi có sự hành hung, bạn hãy khéo léo tìm đứa đầu têu hành hung con bạn, hãy nói chuyện với nó, đừng la mắng hù dọa nó mà hãy dạy nó như con của bạn, hãy biến nó thành một đứa bạn thân và tốt nhất của con bạn.
– Sau cùng, đừng đổ lỗi cho nhà trường, cho xã hội, cho chế độ nữa, bớt làm ăn, nhậu nhẹt, tám nhảm đi dành thêm thời gian quan tâm lo lắng chăm sóc cho con mình. Đừng đẻ nếu thấy không đủ sức lo lắng cho nó.
Chưa có bình luận.