Thứ Sáu, 12/01/2024 | 17:07

Khi bị các triệu chứng đường tiêu hóa, hãy lập tức xem xét xem chúng có thuộc một trong các trường hợp sau đây không để đi khám chữa và điều trị kịp thời.

Co thắt dạ dày

Đau sau khi ăn là triệu chứng hay gặp của loét dạ dày. Bệnh Crohn, là tình trạng viêm xảy ra trong đường tiêu hóa. Co thắt bùng phát khi bệnh đang hoạt động. Bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau khớp và sụt cân.

Đầy bụng

Bụng trở nên cứng và to hơn bình thường khi thức ăn và chất lỏng không thể đi qua ruột do các tình trạng như phát triển mô, nhiễm trùng hoặc thoát vị. Bệnh nhân có thể sẽ bị đau co thắt, chán ăn và khó đi đại tiện hoặc xì hơi nhiều. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này (để được làm xét nghiệm test thở hydro, nội soi tiêu hóa).

Nôn ra máu

Nôn ra máu có nghĩa là bị loét. Đó là vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột trên. Bệnh nhân có thể thấy máu hoặc chất nôn ra trông giống bã cà phê hơn, đi ngoài ra phân màu đen. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy hơi nóng rát, đau nhức hoặc đau tức ở ngực và có thể biến mất một thời gian sau khi dùng thuốc giảm tiết acid. Hãy đi cấp cứu ngay nếu có những triệu chứng này.

Đau bụng quanh rốn

Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh nhân có thể cảm thấy như một cơn đau âm ỉ hoặc áp lực và thường đi kèm với các triệu chứng khác. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt hoặc cảm giác nóng rát, buốt khi đi tiểu. Bệnh viêm vùng chậu có một số triệu chứng giống như nhiễm trùng tiểu và có thể gây đau khi quan hệ tình dục. Viêm ruột thừa cũng có thể bắt đầu từ đây. Hãy đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Đi vệ sinh ra máu

Nếu bạn thấy màu đỏ tươi khi lau hoặc trong nhà vệ sinh sau khi ngoài, hãy khám bác sĩ. Người bệnh có thể thấy máu do bệnh trĩ nhỏ giọt khi đi ngoài, hoặc toàn bãi do tổn thương đại trực tràng. Ung thư đại tràng, polyp đại tràng, viêm đại tràng và bệnh túi thừa ít gặp hơn nhưng đều có thể gây chảy máu. Cần đi khám để được nội soi đại trực tràng.

Đau ở phần trên bụng

Cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên, đặc biệt nếu xuất hiện nhanh chóng và trở nên tồi tệ hơn, có thể là dấu hiệu của cơn đau túi mật.

Đó là khi sỏi mật chặn dòng mật ra khỏi túi mật. Điều này có thể xảy ra sau khi ăn hoặc bất cứ lúc nào. Bệnh nhân có thể bị đau vai, buồn nôn hoặc nôn. Hãy đến gặp bác sỹ siêu âm để tìm ra nguyên nhân. Đi cấp cứu ngay nếu có cơn đau hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác thực sự nghiêm trọng.

Đau bụng dưới bên phải

Đau đột ngột ở phía dưới bên phải bụng là dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa. Cơn đau thường bắt đầu gần rốn trước khi di chuyển sang bên phải và ngày càng trở nên tồi tệ hơn, có thể có sốt kèm theo.

Luôn cảm thấy no

Bụng cảm thấy no tuy ăn ít. Nó có thể là do loét hoặc GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Nếu mắc bệnh tiểu đường hơn 10 năm thì có thể bị liệt dạ dày. Đó là lúc dạ dày không rỗng nhanh như bình thường. Có thể có nguyên nhân nghiêm trọng hơn, nhưng trường hợp đó rất hiếm. Một số bệnh ung thư buồng trứng, dạ dày hoặc tuyến tụy có thể khiến cảm thấy no nhanh, mặc dù bệnh nhân không ăn nhiều.

Phân đen

Phân rất sẫm màu hoặc đen có thể là do đang chảy máu ở phần trên của đường tiêu hóa. Nhưng nó cũng có thể là do đồ ăn. Cam thảo đen, chất bổ sung sắt hoặc bismuth subsalicylate đều có thể làm cho phân có màu sẫm. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân qua xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng gây mê.

Cơn đau đột ngột

Phình động mạch chủ bụng xảy ra khi động mạch chủ có một chỗ phình lớn, tách. Nếu chỗ phình to vỡ có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Điều này hay gặp ở người trên 65 tuổi. Là nam giới và hút thuốc là hai trong số những yếu tố nguy cơ chính. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng hoặc đau lưng liên tục. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy nhịp đập gần rốn. Nếu có vết rách, tách sẽ bị đau như xé đột ngột. Hãy đến phòng cấp cứu nếu bị đau dữ dội hoặc đột ngột.

Cảm giác đói cồn cào

Loét dạ dày là vết loét trên niêm mạc dạ dày. Nó thường gây ra cảm giác cồn cào, nóng rát ở giữa bụng, có thể mang lại cảm giác giống như cơn đói cồn cào. Bạn có thể cảm thấy cảm giác đói cồn cào hoặc nóng rát lan lên cổ hoặc lưng. Cần đến khám bác sĩ tiêu hóa để được nội soi dạ dày chẩn đoán

Tiêu chảy liên tục

Nếu tình trạng này không thuyên giảm sau vài tuần thì có thể đó không chỉ là do virus dạ dày. Bệnh nhân có thể đang phải đối mặt với hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD), SIBO. Hoặc bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, rối loạn tuyến giáp hoặc dị ứng thực phẩm. Cần đến khám bác sĩ tiêu hóa làm nội soi đại trực tràng, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, xét nghiệm test hơi thở hydro,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Đường tiêu hóa trong cơ thể con người

Bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ khi đến trường học

Men vi sinh đường tiêu hóa, Probiotics, có tốt cho bệnh viêm dạ dày không?

Những điều thú vị về dạ dày: Kho chứa khổng lồ với loại axit thần thánh

6 món ăn cực tốt giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Yhocvn.net (Lược dịch theo webmd)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook