Thứ Ba, 10/04/2018 | 15:26

Hình ảnh cây tre, sân đình từ lâu đã đi vào tâm khảm của người dân Việt Nam. Qua những áng thơ, văn lãng mạn hình ảnh đất nước Việt Nam đẹp, thơ mộng ẩn hiện qua lũy tre xanh ngát. Trong chiến tranh tre được sử dụng làm vũ khí chống lại kẻ thủ. Thời bình tre được làm thành đồ thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ…đặc biệt tre còn là cây thuốc quý chữa bệnh cho con người.

Những tác dụng chữa bệnh của cây tre

Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời.

Theo sổ sách ghi lại, tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi sớm nhất trong “Danh y biệt lục”, cách nay khoảng 1500 năm. Cây tre cho ta các vị thuốc gồm trúc diệp, trúc lịch và trúc tinh.

Trúc diệp chỉ lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Trúc diệp có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.

Trúc lịch là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt – trúc lịch sẽ chảy dần vào bình.

Trúc lịch có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.

Trúc nhự (tinh tre) là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng. Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa …

Một số bài thuốcchữa bệnh từ lá tre

Chữa cảm sốt

Nguyên liệu: Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g.

Phương pháp: Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng chữa cảm sốt, miệng khô khát.

Chữa cảm cúm, sốt cao

Nguyên liệu: Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g.

Phương pháp: Sắc uống ngày 1 thang.

Lá tre chữa co giật trẻ em

Nguyên liệu: Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g.

Phương pháp: Sắc uống.

Chữa sởi thời kỳ đang mọc

Nguyên liệu: Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g.

Lá tre kết hợp sài đất, kim ngân hoa, chi tử, cam thảo đất…sắc lấy nước có tác dụng chữa sởi thời kỳ đang mọc

Phương pháp: Sắc uống.

Chữa thủy đậu

Nguyên liệu: Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ.

Phương pháp: Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu

Phương pháp: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

Chữa viêm bàng quang cấp tính

Nguyên liệu:Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g.

Phương pháp: Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa miệng lưỡi lở loét

Nguyên liệu: Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g

Phương pháp:sắc nước uống thay nước trong ngày.

Chữa viêm màng phổi có tràn dịch

Nguyên liệu: Lá tre 20g, thạch cao 20g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12g.

Phương pháp: Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Khi kết hợp điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

Chữa đái ra máu

Nguyên liệu: Lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g.

Phương pháp: Sau khi rửa sạch cho tất cả vào nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh phong phú từ cây và lá tre

Theo baithuoc.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook