Một nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Nhật Bản phát hiện: Nước tinh khiết thực sự là một loại thuốc chữa bệnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Miễn là nước, đều có thể ngăn chặn thành công, giảm bớt hoặc làm thuốc điều trị 21 căn bệnh sau đây:
Nhức đầu, đau nhức cơ, viêm khớp
Nhịp tim nhanh, động kinh, béo phì
Viêm phế quản, lao phổi, viêm màng não
Những bệnh về thận và đường tiết niệu, nôn mửa, viêm dạ dày
Tiêu chảy, bệnh trĩ, táo bón
Bệnh tiểu đường, bệnh về mắt, bệnh về tử cung
Ung thư, rối loạn kinh nguyệt, tai mũi họng
Uống một cốc nước vào mỗi sáng đã trở thành thói quen không chỉ của người dân Nhật Bản. Vậy, nên chọn loại nước gì để bắt đầu một ngày mới? Nếu được hỏi, các bác sĩ sẽ khuyên dùng nước lọc, ấm. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho mọi lứa tuổi.
Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Học của Mỹ khuyến khích: Có thể thêm một lát chanh hoặc trà có chứa polyphenol vào cốc nước nhằm giảm hoạt động của gốc tự do (những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng) trong cơ thể.
Uống nước ấm vào buổi sáng có 7 lợi ích chính:
1. Tăng cường tiêu hóa
Uống nước ấm có thể làm tăng sự co bóp của dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
2. Cải thiện tuần hoàn máu
Một cốc nước ấm mỗi sáng có thể nhanh chóng đào thải lượng muối tích tụ trong cơ thể sau một đêm, làm loãng độ đặc của máu, từ đó giúp giảm huyết áp, phòng chống đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, tránh nguy cơ tai biến.
3. Kiểm soát cân nặng
Nước ấm giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể, tham gia vào các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất, đốt cháy mỡ, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh sự thèm ăn.
4. Vận hành trơn tru đường ruột
Nhiều người mắc phải một số vấn đề về đường ruột như táo bón. Đây là hệ quả của nhu động ruột kém mà một trong những lý do quan trọng là cơ thể thiếu nước. Một cốc nước ấm sẽ thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột và hơi thở, chuyên chở chất dinh dưỡng và oxy nuôi các tế bào.
5. Cân bằng tinh thần
Một cốc nước ấm sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, bình tĩnh, thư giãn cơ bụng, giảm đau bụng kinh.
Không những thế, nước là một chất bôi trơn hiệu quả quanh khớp, đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc cho mắt, não, tủy sống.
6. Phòng chống lão hóa, làm đẹp da
Độc tố bị phân giải trong cơ thể tích tụ càng nhiều quá trình lão hóa càng nhanh, thậm chí có thể gây bệnh tật. Nước ấm thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh nhu động ruột, tăng tốc bài tiết, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng, cải thiện độ đàn hồi da.
7. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường xuyên uống nước ấm vào buổi sáng sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn vào buổi tối. Uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ không những giúp cơ thể thoải mái, thư giãn, giảm cảm giác thèm ăn mà còn giúp tránh đột quỵ, đau tim.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng có một số lời khuyên như sau:
1. Nhiệt độ nước thích hợp
Nước được đun sôi đến 100 độ C sau đó để nguội từ từ và uống khi nhiệt độ ở khoảng 20 – 35 độ C.
2. Cách uống hợp lý
Uống nước khi bụng đang rỗng. Hãy uống một cốc nước ấm ngay sau khi vệ sinh cá nhân xong.
Bạn nhất định phải có một khoang miệng sạch sẽ. Nếu không, vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa gây hại sẽ theo dòng nước thâm nhập vào đường tiêu hóa, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn nên uống nước từng ngụm nhỏ. Nếu tốc độ uống quá nhanh sẽ khiến cơ thể giảm huyết áp, phù não, dẫn đến đau đầu, buồn nôn.
3. Lượng nước lý tưởng
Khởi động ngày mới bằng 200 ml nước ấm là sự lựa chọn tuyệt vời. Tiến sĩ y học người Nhật Liên Thôn Thành cho rằng: Nước đun sôi để nguội không chỉ là nước sạch được đun sôi mà còn là “thức uống mạnh nhất” vượt qua tất cả các loại thức uống khác.
Những thức uống không phù hợp vào buổi sáng
1. Nước mật ong
Uống một cốc nước mật ong ấm vào sáng sớm khi bụng còn đói là một sai lầm lớn. Mật ong có chứa một lượng lớn fructose và glucose khiến nồng độ đường trong máu tăng, thận phải làm việc nặng nề, dẫn đến chức năng bài tiết nước tiểu hay thải độc trong ngày của thận tương đối ì ạch và chậm chạp. Sự trao đổi chất cũng diễn ra kém hiệu quả.
2. Nước muối
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, buổi sáng khi ngủ dậy, máu trong cơ thể con người thường trong tình trạng “đặc” hơn bình thường. Một lượng nước sôi để nguội thích hợp có thể pha loãng máu trở về trạng thái bình thường, cải thiện sự mất nước của cơ thể, tránh khô miệng. Sáng sớm là thời điểm huyết áp dâng cao, uống nước muối càng khiến cho huyết áp tăng thêm.
3. Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả có chứa axit citric, sẽ làm tăng tốc độ quá trình trao đổi chất canxi, làm giảm hàm lượng canxi trong máu. Nếu thường xuyên uống nước hoa quả vào buổi sáng có thể dẫn đến thiếu hụt canxi, giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
4. Đồ uống có gas
Những loại nước có gas chứa axit và đường sinh axit làm yếu men răng, góp phần hình thành lỗ sâu răng. Ngoài ra, loại thức uống này còn chứa cacbonat chất này sẽ làm cho quá trình đào thải canxi trong máu diễn ra nhanh hơn, là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu canxi.
Hãy tạo thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng để góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe, sắc đẹp, điều trị các bệnh khác nhau mà không cần tốn một xu bạn nhé.
Hải Yến
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.