Bệnh sốt xuất huyết là bệnh viêm nhiễm cấp lành (thuộc loại ổn dịch), lây lan như gió, biến chứng nhanh, nhiều khi không kịp trở tay và hay nhầm với cảm sốt. Tuy nhiên nếu sơ suất trong điều trị có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Bệnh sốt xuất huyết lúc mới phát rất dễ nhầm với bệnh cảm cúm bình thường, cũng sốt, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, ho. Có bệnh nhân muốn quạt nhưng lại sợ gió nên đòi đáp chăn. Để phân biệt với cảm cúm, cản lưu ý: sốt xuất huyết thường là mặt đỏ bừng bừng, buồn nón hoặc nôn mửa thực sự. Đặc biệt là dưới da, ở những chỗ da mỏng như vùng cổ, vùng ngực, vùng gần nách, xuất hiện những nốt đỏ li ti như muỗi đốt, nhưng không hề nổi mẩn, thấy có hiện tượng này thì dù các triệu chứng khác có xuất hiện đầy đủ hay không cũngng quả quyết đây là bệnh sốt xuất huyết.
Sốt cao rất nhanh, môi mồm khô rộp, nút nẻ, người vật vã, có thể táo bón, cũng có trường hợp đi lỏng. Trong người nhiều chỗ vàng đỏ, có chố bầm tím lại, to nhỏ như đồng xu, tiểu tiện khó, rất nóng và vàng sậm hoặc như nước nâu.
Nặng lên nữa là ri máu chân răng, đổ máu mũi rồi đau bụng đi cầu ra máu, đoạn này rất dễ tử vong. Đáng sợ nhất là phụ nữ đang hành kinh thi dẽ băng kinh mất máu mà chết.
Bệnh sốt xuất huyết trẻ con bị nhiều hơn người lớn, thanh niên bị nhiều hơn người giá. Trẻ nhỏ thân nhiệt vốn cao, nên trẻ bị sốt xuất huyết là bệnh lên đùng đùng, tưởng không đường cứu chữa, nhưng điều trị đúng hướng rất chóng lanh.
Phương châm điều trị có thể tóm tắt trong 6 chữ
Tiêu độc – Thanh nhiệt – Lương huyết
Tiêu độc là trọng yếu, phải đặt lên hàng đầu, vì có tiêu trừ, đào thải độc tố (tà độc = virút) thì mới thanh nhiệt, tức là hạ sốt được. Có hạ mới lương huyết tức là mát máu . Mát máu thì máu mới tuần hoàn khoa hòa không vong hành tức là không chạy bậy mà ra tràn mặt da và các khiếu trong luơng huyết đã bao hàm cả khái niệm chỉ huyết rồi đó.
Phương dược điều trị
Cấm kỵ mọi thứ nhiệt dược, ôn duợc (đến như gừng, tia tô cũng không dùng). Trong ăn uống cấm kỵ nhũng chất nóng như tiêu, ớt, gừng, rượu… Chớ nhầm với cảm cúm bình thuờng mà cho uống các loại thuốc có chất chống đông máu như Aspirin thì rất nguy.
Phương thang có thể rất linh hoạt. Thang sau đây chúng tôi kê cho người lớn. Nếu trẻ em, thì tuổi, tuỳ thể trạng mà rút trọng lượng của các vị thuốc cho vừa phải, nhưng không ngoài những vị thuốc rất an lành, rất hiệu quả dưới đây:
Sài hồ | 12g | Huyền sâm | 12g |
Sâm đại hành | 12g | Sinh địa | 12g |
Kim ngân | 16g (dùng tươi càng tốt) | Hoạt thạch | 12g |
Chi tử | 12g (sao đen, nêu có chi từ cà vò mà sao càng hay) | Cam thảo | 4g |
Kinh giới | 15g | Bạc hà
|
4g (lá tươi, nếu lá khô chi căn 2g) |
Cát căn | 12g |
GIA GIẢM: Nếu nôn mửa phải chống nôn:
Cao một bát tinh tre đun với hơn 1 bát nước, uống một vãi chén con. Đợi khoảng 30 – 40 phút hãy cho uống thuốc. Nếu không chống nôn mà uống thì nôn hết thuốc bệnh vẫn tiến triển rất nguy hiểm, Nếu nóng dữ lắm thi thêm thạch cao 12g. Nếu đau bụng đi ngoài ra máu, thêm trác bã diệp sao đen l0g. không phải thêm mộc hương hay sa nhân gì hết vì rằng đau bụng là do thành ruột bi viêm, mao mạch ruột cương máu. Nhiệt độ hạ xuống là hết đau bụng
Chữa bệnh sốt xuất huyết bằng đông y
Bài liên quan: Các giai đoạn người sốt xuất huyết phải trải qua và các bài thuốc chữa trị
Yhocvn (Theo Lương Y Bùi Văn Cường)
Chưa có bình luận.