Trước đây mỗi khi mùa hoa xoan nở rộ, những chùm hoa tím ngát tô điểm sự dịu dàng của các con phố nhỏ ở Hà Nội lại gợi nhớ những kỷ niệm đã qua. Theo thời gian, cây xoan được thay bằng nhiều loại cây khác có tuổi đời lâu hơn, tán rộng hơn để tỏa bóng mát cho người đi đường. Ẩn sau vẻ đẹp mộng mơ, lá xoan có tác dụng chữa bệnh rất tốt cho con người, đặc biệt lá xoan được ví như “khắc tinh” dùng để chữa bệnh ngoài ra, bệnh ghẻ…
Tác dụng của lá xoan
Theo Đông Y lá xoan có vị đắng, có tính mát, hậu ngọt và có độc. Với các đặc tính sát khuẩn và diệt trùng cao, lá cây xoan thường dùng để đặc trị chữa các bệnh ngoài da, trong đó tác dụng hiệu quả nhất là bệnh ghẻ.
Các chuyên gia lý giải, các tinh chất có trong lá xoan và vỏ xoan sẽ giúp làm sạch, đồng thời sát trùng các vết tổn thương do bệnh ghẻ gây nên, ngoài ra còn thẩm thấu sâu dưới các biểu bì giúp phục hồi và tái tạo một làn da mới.
Chữa ghẻ bằng lá xoan
Cây xoan hay còn gọi là xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu. Loại cây này thân gỗ, lá có tính độc nên chỉ dùng ngoài da.
Ngoài ra, lá xoan còn được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực.
Nguyên liệu: 1 nắm lá xoan sau đó mang rửa thật sạch.
Cách làm: Đun một nồi nước sôi thật kỹ sau đó cho loại lá này vào đun trong khoảng 30 phút. Khi nước đã nguội dùng để ngâm, tắm hằng ngày. Lưu ý tắm liên tục trong 10 ngày sẽ có kết quả rõ rệt.
Chữa ghẻ bằng vỏ xoan
Ngoài lá xoan, vỏ cây xoan cũng có công dụng trong chữa bệnh ghẻ khi phối hợp với nghệ vàng, cây bông cò, gừng già…
Nguyên liệu: 20g vỏ cây xoan, 5 phân chánh tam tiền, 5 phân thạch cao sống, 1 chén rượu trắng, 200gr nghệ vàng, 200gr cây bông cò và 200gr gừng già.
Phương pháp: Vỏ cây xoan, cây bông cò đem băm nhỏ, gừng và nghệ xắt lát nhỏ rồi trộn lại với nhau, giã nát và lọc lấy nước. Đối với chánh tam tiền và thạch cao sống thì tán bột mịn vào trộn vào hỗn hợp trên. Cuối cùng đổ rượu trắng vào hỗn hợp thuốc rồi đem sắc cho keo lại.
Hàng ngày, sau khi vệ sinh cá nhân sạch sẽ lấy hỗn hợp trên bôi lên các nốt ghẻ, thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý khi sử dụng lá xoan
Do độc tính của lá xoan nên khi dùng lá xoan làm thuốc cần tránh để nước lá xoan bắn vào mắt, mũi, miệng. Đặc biệt không được sử dụng nước lá xoan để uống.
Để điều trị các bệnh ngoài ra, nhất là bệnh ghẻ, ngoài việc thực hiện những bài thuốc dân gian bằng lá xoan, bệnh nhân cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giặt giũ quần áo, chăn màn, giường chiếu và chỗ ở cẩn thận. Ngoài ra cần tránh xa những nguồn nước ô nhiễm và có biện pháp cách ly để không lây bệnh cho những người thân trong gia đình.
Bài thuốc độc đáo: Chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan
Bài liên quan: Chuối hột: Loại quả bị chê ỏng eo lại rất tốt cho người sỏi thận
Sưu tầm
Chưa có bình luận.