Bệnh viện là nơi chuyên điều trị và giúp đỡ cứu chữa bệnh nhân. Tuy nhiên nếu như họ không có đủ tiền cũng không có cách nào hoạt động. Vậy khi phải đối mặt với tình huống bệnh nhân là những người thuộc giai tầng thấp, gặp khó khăn về kinh tế thì họ sẽ làm gì? Một bác sĩ phụ sản tại Đài Trung, Đài Loan đã chia sẻ một câu chuyện thú vị của mình trên mạng xã hội.
Ảnh: Jin-Chung Shih / Facebook
Ngay cả với một trong những hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt nhất thế giới là Đài Loan vẫn có sai sót do chính các lỗ hổng của nó. Tuy nhiên, các bác sĩ như anh Shi Jingzhong tại bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan đang làm mọi cách trong khả năng của mình để cứu người và không bị phụ thuộc vào những giới hạn đó.
Trong một lần siêu âm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, một thai phụ được phát hiện trong tình trạng “nhau cài răng lược”, đây là một trường hợp mang thai với nguy cơ biến chứng cao. Điều này xảy ra khi các mạch máu và các bộ phận khác của nhau thai phát triển quá sâu vào thành tử cung.
Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan (Ảnh: CEphoto, Uwe Aranas via wikimedia / CC BY-SA 3.0)
Thông thường, nhau thai tách ra khỏi thành tử cung sau khi sinh con. Tuy nhiên, với chứng nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ nhau thai vẫn còn gắn chặt, có thể gây mất máu nghiêm trọng sau khi sinh nở. Khả năng cao là phải sinh mổ, sau đó họ sẽ phẫu thuật cắt bỏ tử cung, gọi là hysterectomy.
Ngay cả khi bệnh nhân không có khả năng chi trả viện phí, bác sĩ vẫn quyết định thai phụ và đứa bé phải được cứu. (Hình ảnh: Jin-Chung Shih / Facebook)
Khi bác sĩ Shi hỏi thai phụ cô đã có bảo hiểm y tế bổ sung chưa? Thai phụ bật khóc và trả lời rằng họ không có thu nhập nào mà chỉ nhận trợ cấp nhà nước. Chồng cô đứng bên cạnh thất thần không biết phải làm gì nữa.
Là một bác sĩ, anh Shi cảm thấy không thể bỏ mặc và không thể làm gì giúp đôi vợ chồng nghèo này, do đó anh quyết định ngay cả khi bệnh nhân không có khả năng chi trả viện phí nhưng anh vẫn sẽ cố gắng cứu giúp 2 mẹ con. Anh đã nhờ các tình nguyện viên từ các bộ phận khác của bệnh viện, bao gồm các y tá trưởng cùng góp sức và hỗ trợ theo khả năng.
Các tình nguyện viên từ các bộ phận khác của bệnh viện, bao gồm các y tá trưởng, cũng góp sức và hỗ trợ theo khả năng. (Ảnh: Jin-Chung Shih / Facebook)
Sau khi phẫu thuật cả hai mẹ con đều an toàn, người chồng vô cùng mừng rỡ và tìm đến anh để gửi phong bì cám ơn cho bác sĩ Shi. Tuy nhiên, bác sĩ Shi đã ngay lập tức bác bỏ và nói:
“Ở Đài Loan, anh không cần làm vậy. Hơn nữa, thu nhập của tôi cũng cao hơn anh mà.”
Bác sĩ Shi giải thích trên trang facebook cá nhân của mình rằng:
“Tôi nói vậy không phải để khoe tôi kiếm được tiền nhiều hơn người khác mà là tôi muốn anh ấy yên tâm rằng chúng tôi không đối xử với bệnh nhân chỉ vì tiền.”
Bác sĩ Shi viết: “Bởi vì dù bạn không có tiền trả viện phí thì bạn vẫn đáng được cứu”. Đoạn chia sẻ của bác sĩ Shi đã nhận được 357.000 lượt thích, 33.956 chia sẻ, và 21.063 bình luận với hầu hết là lời tri ân vì tấm lòng tốt của anh.
Anh viết thêm: “Cuộc phẫu thuật hôm nay chủ yếu là công việc tình nguyện, và chúng tôi không thể yêu cầu hoàn phí từ công ty bảo hiểm. Điều này có nghĩa là bệnh viện phải chi trả toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, tôi tin là giám đốc sẽ ủng hộ tôi trong quyết định này, bởi vì cứu mạng người là việc đúng đắn cần làm.”
Nếu nơi đâu cũng có những vị bác sĩ, lương y tận tâm vì bệnh nhân, giàu lòng nhân đạo luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự hoàn trả như bác sĩ Shi thì thế giới này sẽ thật tốt đẹp biết mấy. Bạn có nghĩ vậy không?
Bạch Mỹ tổng hợp
Clip hay:
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.