Việc phát minh ra thuốc súng vào thế thứ 8 đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến tranh nhờ sự ra đời của các loại hỏa khí với uy lực mạnh mẽ lấn át hoàn toàn đao kiếm. Kể từ đó, các nước đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu và cải tiến các loại súng pháo, kết quả, họ đã cho ra rất nhiều những phát kiến độc đáo và không kém phần kỳ dị.
1. Súng đa nòng Ribauldequin
Một trong những nỗ lực đầu tiên để tăng tốc độ hỏa lực là một vũ khí mang tên ribauldequin. Đó là một khẩu súng có nhiều nòng gắn trên xe kéo được sử dụng vào thế kỷ 14 và 15. Chính vì có nhiều nòng, khẩu ribauldequins còn được gọi là súng phong cầm, hay chiếc phong cầm chết chóc.
Ribauldequins được thiết kế để bắn nhanh chóng với một chiếc ngòi được nối đến tất cả các nòng. Một chiếc xe ngựa kéo có thể trang bị tối đa ba bộ súng loại này ở mỗi bên, giúp nó đủ khả năng chống lại cả một lực lượng hùng hậu bộ binh và kỵ binh. Thật không may, trang bị súng loại này cũng mang lại một số nhược điểm. Trọng lượng nặng khiến chúng bị thường xuyên bị mắc kẹt trong bùn. Đồng thời, việc sử dụng cơ chế nhồi đạn đầu nòng khiến pháo thủ mất khá nhiều thời gian dài để nạp đạn và khôi phục cơ chế khai hỏa sau mỗi lượt bắn.
2. Súng ngắm bằng kính tiềm vọng
Được phát minh bởi một người Anh tên Lance Corporal W.C. Beech, sáng chế này được sử dụng để bắn ra từ các đường hào và hầm mà không cần xạ thủ phải nhô đầu lên. Ông đơn giản gắn súng trường của mình vào một bảng gỗ, gắn một chiếc gương chiếu vào các điểm ngắm của súng và một cái khác ở dưới cùng của bảng mà qua đó người bắn tỉa có thể nhìn. Sau khẩu súng “tự chế” của Beech, chính phủ các nước trên thế giới nhanh chóng bắt đầu phát triển loại súng trường này và phiên bản hoàn thiện nhất là khẩu Guiberson của Mỹ.
3. Súng ngắn bỏ túi
Không giống như súng lục truyền thống, khẩu súng có hình dạng độc đáo này nhỏ tới mức chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay. Ngay sau khi ra đời, chúng nhanh chóng được thị trường đón nhận nhờ khả năng dễ dàng che giấu, và có thể giữ nhiều viên đạn hơn so với khẩu Derringers – một loại súng có thể che giấu được dùng phổ biến vào thời đó với chỉ 1-2 phát bắn. Tất nhiên, những đặc điểm ưu việt này cũng khiến hình dạng của khẩu súng khá “dị” và phương pháp bắn hơi bất thường.
4. Súng ngắn dùng một lần
Để phục vụ nhu cầu tác chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã sản xuất một loạt súng ngắn với giá 1,72 USD/khẩu trong vòng 4 tuần. Vũ khí siêu rẻ này với nòng trơn không có rãnh khương tuyến nên tầm bắn của nó chỉ vào khoảng 7,5 m. Chúng được thiết kế để trở thành vũ khí tạm thời cho các phi công lái máy bay tiêm kích nếu không may bị rơi có thể sử dụng để giết những tay lính Nhật hoặc Đức cho đến khi cướp được một khẩu súng tốt hơn.
Một loại súng tương tự khác, Deer Gun, được thiết kế bởi CIA và được sản xuất để sử dụng tại Đông Nam Á trong chiến tranh Việt Nam chỉ có giá 3,50 đô-la vào năm 1963. Ngoài nòng thép, toàn bộ thân súng được làm từ nhôm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sau vụ ám sát Kennedy, dự án này đã bị loại bỏ.
5. Súng ngắn kết hợp dao bỏ túi
Vào đầu thế kỷ 19, công ty Unwin & Rodgers của Anh đã chế tạo một con dao bỏ túi được tích hợp súng ngắn cỡ nhỏ. Ở thời điểm đó, người ta quảng cáo loại súng này là một vũ khí chống trộm hữu hiệu. Cò súng giống như một chiếc khoan, có thể đính vào chốt cửa. Nếu trộm mở cửa, súng sẽ tự nhả đạn.
Các công ty sau đó nhanh chóng nhảy vào thị trường súng dao bỏ túi. Trong số đó, nổi tiếng nhất là khẩu “Defender” của một công ty vũ khí nhỏ của Hoa Kỳ. Đó là một con dao nhỏ – chỉ dài hơn 7,5 cm – có thể được nạp với viên đạn cỡ 0,22. Vào những năm 30, nó được bán với giá 5 USD, tương đương khoảng 70 đô-la ngày hôm nay.
6. Súng găng tay
Trong Thế chiến thứ II, Tiểu đoàn Xây dựng Hải quân Mỹ được giao nhiệm vụ xây dựng các sân bay trên các hòn đảo biệt lập ở Thái Bình Dương. Đó là một công việc nguy hiểm đòi hỏi phải dọn sạch một lượng lớn bụi rậm nơi có thể có kẻ thù ẩn náu. Để đề phòng đối phương phục kích, Stanley Haight, đại úy hải quân Mỹ đã phát minh một khẩu súng bắn đạn 3,8mm gắn trên một chiếc găng tay.
Găng tay nắm được sản xuất bởi Công ty Sedgley, hãng này đã từng sản xuất một số súng đặc biệt khác. Ít nhất, một bản tài liệu có ghi lại một lính Mỹ đã sử dụng khẩu súng này để tiêu diệt một lính Nhật tấn công một xe xây dựng. Nó cũng được cấp phát cho các lực lượng xâm nhập đặc biệt sử dụng để đề phòng trường hợp bị kẻ thù bắt giữ.
7. Súng nhiều kim hỏa
Trước khi các loại súng sử dụng hộp đạn ra đời, các nhà phát minh đã phát triển một số vũ khí bắn nhiều lần, và đây là một trong số đó. Với khẩu súng này, người ta đặt 3 viên đạn nối tiếp trong cùng nòng và mỗi viên có một kim hỏa kích hoạt riêng. Về lý thuyết, họ sẽ sử các miếng chắn để bảo vệ những viên đạn phía sau khi viên phía trước khai hỏa.
Ở thời kỳ mà thời gian để nạp lại đạn có thể quyết định đến sinh mạng của xạ thủ, khẩu súng này được quảng cáo là một công nghệ mang tính cách mạng. Có những tuyên bố rằng vũ khí có thể quét sạch toàn bộ toán cướp biển trước khi bạn có cơ hội để chạm chân lên boong tàu. Với tất cả sự cường điệu đó, nhà phát minh ra nó đã cố gắng thu hút sự chú ý của Quốc hội Hoa Kỳ, Văn phòng Chiến tranh Anh và Công ty Đông Ấn nhưng không được ủng hộ. Có lẽ, họ đã nhận ra rằng loại vũ khí này quá nguy hiểm để sử dụng. Nếu sơ suất khiến cả ba viên đạn cùng nổ một lúc, xạ thủ sẽ bị thương nặng hoặc mất mạng.
8. Súng đoản kiếm
Với hình dạng giống con dao, súng đoản kiếm có thể nhả đạn từng phát. Trong thế kỷ 19, quân đội Mỹ đã cấp 150 súng đoản kiếm cho một đơn vị viễn chinh. Ở thời điểm đó, đơn vị này có nhiệm vụ chứng minh rằng Nam Cực không phải một chuỗi các đảo, mà là bờ biển dài.
9. Súng ngắn ổ xoay
Súng lục ổ xoay xuất hiện vào cuối những năm 1800. Một trong những khẩu nổi tiếng nhất là Apache, được sử dụng bởi các băng nhóm đường phố Paris có cùng tên gọi. Nó có cấu tạo vừa giống dao vừa giống súng. Nếu người bắn đã sử dụng hết đạn, họ có thể sử dụng nó như một vũ khí tay. Hoặc, nếu họ muốn giữ yên lặng hay đấu tay đôi, có một chốt trên súng sẽ giữ đạn không thể bắn ra ngoài.
Video: Khẩu súng siêu bé vẫn ‘hạ’ mục tiêu chính xác
Tham khảo Listverse
Tôn Kiên
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.