Việc phục chế các tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể xảy ra 2 trường hợp: một là cực kì tốt, hai là cực kì tệ. Thật không may, những tác phẩm dưới đây lại nằm ở trường hợp thứ 2.
1. Một bức tranh tường ở Tây Ban Nha
Trường hợp điển hình nhất của việc phục hồi không thành công xảy ra ở Tây Ban Nha. Cecilia Jimenez – một “họa sĩ tự do” – 80 tuổi đã tình nguyện khôi phục bức tranh tường có hình ảnh Chúa Giêsu trong một nhà thờ địa phương. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, bức tranh được khôi phục khác xa hoàn toàn so với bản gốc. Cho đến giờ người ta vẫn không hiểu tại sao mọi chuyện lại thành ra như thế và bạn có thể tham gia vào các cuộc tranh cãi bất tận về việc trách nhiệm của ông họa sĩ già Cecilia.
2. Các bức tranh trong nhà thờ Sistine
Phục hồi bức tranh tường trong Nhà thờ Sistine là công trình phục hồi lớn của thế kỷ XX. Nhưng nhiều nhà phê bình nghệ thuật cho rằng nó đã không thành công. Khi các chuyên gia tiến hành loại bỏ bồ hóng, họ đã phá vỡ lớp đầu tiên của bức tranh. Trong khi đó, lớp tranh đầu tiên này đã được chính Michelangelo sửa chữa lại. Kết quả là một số nhân vật thậm chí đã bị mất mắt sau khi phục chế.
3. Một bức tranh được làm sáng hơn
Bức tranh “The Virgin and Child with St. Anne” của Leonardo da Vinci được phục chế và trở nên sáng hơn. Nếu trước đó, những bóng mờ đen chiếm ưu thế, thì giờ đây bức tranh có màu tươi sáng hơn, như thể bối cảnh bức tranh là vào một ngày nắng. Theo các chuyên gia, điều này trái với góc nhìn của da Vinci.
4. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành là tượng đài kiến trúc lớn nhất trên Trái Đất, và thật không may khi nó đang không ngừng xuống cấp.
Vài năm trước đây, những người phục chế đã không thành công khi xây dựng lại phần đẹp nhất của công trình dài 780 mét bằng cách phủ một lớp bê-tông.
Sự việc hiện đang được điều tra và phần còn lại của công trình sẽ được khôi phục cẩn thận hơn.
5. Lâu đài Matrera
Việc xây dựng lại pháo đài cổ Matrera ở Tây Ban Nha rất gây tranh cãi: sau khi phục chế thì lâu đài trông quá hiện đại. Hóa ra nhà phục chế Carlos Quevado phục chế như vậy với ý đồ muốn làm rõ phần nào của pháo đài là mới và phần nào là cổ đại. Một cộng đồng có thẩm quyền của các kiến trúc sư là Architizer đứng về phía Quevado, thế nhưng không vì thế mà làm người dân địa phương trở nên vui vẻ với lâu đài nửa mới – nửa cũ này.
6. Râu của vua Tutankhamun
Năm 2014, một nhân viên của Bảo tàng Cairo đã làm rơi một chiếc mặt nạ bằng vàng nặng 10 kg của vua Tutankhamun, và phần bộ râu đã bị vỡ rời ra khỏi chiếc mặt nạ. Thay vì đến gặp chuyên gia, người phụ nữ này lại chuyển cho chồng cô, một người phục chế.
Anh ta đã dùng keo siêu dính để gắn bộ râu lại. Hơn nữa, anh ta đã chọn sai góc. Đồng thời, anh ta đã dùng keo làm bẩn cằm của vua Tutankhamun nên đã quyết định cạo nó, làm trầy xước. May thay là chiếc mặt nạ gần đây đã được phục chế đúng cách.
7. Tác phẩm điêu khắc Đức mẹ đồng trinh Maria và chúa Giêsu
Tác phẩm điêu khắc của Đức mẹ đồng trinh Maria và Chúa Giêsu ở Sudbury (Canada) từng phải trải qua quãng thời gian đau khổ vì bị những kẻ bất hảo phá hoại: đầu của đứa bé bị “chặt” mất và bị đánh cắp. Nghệ sĩ Heather Wise đã tình nguyện tạo ra một cái đầu mới, nhưng kết quả của công việc của cô trông thật khác xa bản gốc và người dân địa phương chỉ cảm thấy kì lạ và bất mãn. Nhưng cuối cùng, hành động của Heather đóng vai trò tích cực: người đàn ông đã lấy trộm cái đầu thực đã xấu hổ và đưa nó trở lại. Tác phẩm điêu khắc đã được phục hồi.
Lời cuối
Cần lưu ý rằng các trường hợp phục hồi nghệ thuật không thành công là rất hiếm. Vô số các công trình nghệ thuật của các bậc thầy trong quá khứ tồn tại được cho đến nay là nhờ bàn tay của các nhà phục chế. Một trong những ví dụ điển hình là tác phẩm điêu khắc của một thiên thần trên Vương cung thánh đường của Thánh Peter ở Vatican.
Video: Nghệ thuật cắt giấy đẳng cấp
Theo Brightside
Nhất Tâm
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.