Trước năm 1900, sông băng ở Bắc Cực là những kỳ quan thiên nhiên bí ẩn và chưa được khám phá. Nhưng sau hơn 100 năm nghiên cứu, thăm dò và khai thác, các nhà thám hiểm đã phát hiện rằng những tảng băng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu.
Christian Åslund, một phóng viên ảnh người Thụy Điển làm việc cho Tổ chức Hòa bình Xanh – Greenpeace, đã thu thập một số hình ảnh ban đầu của sông băng ở Svalbard, Na Uy từ năm 1900 do Viện Địa cực Na Uy lưu trữ, rồi xếp chúng cùng với những bức ảnh mà ông chụp cùng địa điểm từ năm 2002.
Christian Åslund đang sử dụng bộ ảnh này để quảng bá chiến dịch “MyClimateAction” do National Geographic khởi xướng nhằm khuyến khích thảo luận về biến đổi khí hậu và phản đối hoạt động khai thác của các công ty dầu mỏ Na Uy tại Bắc Cực.
Hãy cùng so sánh những bức hình này để biết được tác động to lớn của hiệu ứng nóng lên toàn cầu với Trái Đất.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Khi so sánh những hình ảnh, chúng ta không khỏi đau buồn trước những điều con người đã gây ra cho mẹ Trái Đất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại thuận tiện cho con người nhưng mặt khác nó cũng đang phá hủy thế giới tự nhiên. Điều mỗi cá nhân có thể làm là ý thức được trách nhiệm của mình trong đó, tiết kiệm, tái sử dụng năng lượng, hạn chế sử dụng năng lượng khi không cần thiết. Những hành động nhỏ ấy của mỗi người chính là hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường.
Video: Quá trình biển Bắc Cực tan băng trong 25 năm
Ảnh: Bored Panda
Huy Hoàng (TH)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.