Thứ Năm, 12/04/2018 | 15:47

Từ năm 1905, cà da mặt được  thực hiện do Kromeyer, phẫu thuật viên nguời Đức nhằm giải quyết các sẹo mụn. Kromeyer đã công bố rằng, phương pháp mới dùng máy cà da rất có kết quả trong phẫu thuật về da.

Tác giả cũng cho biết nếu không cà vượt quá tầng hạ bì thì kết quả sẽ tốt, không bị sẹo. Kết quả của nơi cà da đẹp hay xấu là tùy theo từng vùng và theo từng người một.

Sau đó, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu thêm để hoàn thiện phương pháp cà da mặt. Từ năm 1990 trở đi, cà da mặt đã thành một chuyên ngành ổn định, được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.

Các chỉ định chủ yếu cà da mặt gồm có:

– Sẹo rỗ do mụn.

– Điều trị các nếp nhăn ở mặt, làm trẻ hóa da mặt.

Ngoài ra còn có một số chỉ định khác, ít phổ biến hơn:

– Điều trị mụn đang tiến triển hoặc không đáp ứng điều trị do lớp sừng ở da mặt quá dày.

– Xóa vết xăm ở da: Tình  trạng da bị chấn thương, dính các dị vật vào giống như bị xăm có thể điều trị rất tốt bằng phương pháp cà da. Việc cà da nếu được thực hiện ngay sau khi bị thương, sẽ phòng ngừa được tình trạng da bị thâm đen. Nhưng nếu người bệnh đến bác sĩ muộn, vết thương đã lành da non rồi thì phải chờ đến 8 tuần sau mới nên cà da. Cà da trong giai đoạn này ngoài việc lấy dị vật còn giúp cho sẹo do chấn thuơng được đẹp.

– Xóa vết xăm thẩm mỹ thường khó khăn nếu vết xăm khá sâu. Thường chỉ nên cà da xóa vết xăm cho người trên 25 tuổi, thực sự muốn xóa vết xăm và tâm lý hoàn toàn ổn định.

– Bề mặt da không bằng phẳng do sẹo

– Chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

– Trường hợp đầu mũi bị biến dạng, da sần sùi giống mũi lân (Rhinophyma). Các khối u nhỏ trên da như u sợi thần kinh, u da do lão hóa.

Nguy cơ tổn thương khi sử dụng phương pháp cà da mặt:

Trong quá trình thực hiện, nếu cần lỡ tay cà quá tầng hạ bì thì bệnh nhân sẽ phải mang thêm nhiều vết sẹo với thương tổn sâu hơn và các tác dụng phụ khác. Bên cạnh đó, cảm giác bỏng rát, đau đớn, sưng tấy và chảy máu ở da là điều khó tránh khỏi.

Tay nghề của bác sĩ nếu không đảm bảo, và dụng cụ thực hiện nếu không đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh như quá cũ kỹ, chưa được tiệt trùng, vận hành không đúng cường độ,… thì rất dễ gây nên thương tổn, nhiễm trùng và nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm, thậm chí là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như AIDS.

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần phải uống thuốc thường xuyên, băng bó mặt và giữ vệ sinh thật kỹ, đảm bảo vô trùng, tránh nắng tuyệt đối nếu không dễ gây tình trạng nhiễm trùng và thâm nám da do làn da trở nên yếu ớt và dễ tổn thương hơn bao giờ hết và kiêng cữ nhiều loại thức ăn.

Theo khuynh hướng trị liệu không gây tổn thưong hiện tại, các nha khoa học và các bác sĩ đã nghiên cứu thành công phương pháp cà da không tổn thương, gọi là ‘Vi mài da” (Microdermabraslon), mà từ thông dụng ở Việt Nam hiện quen gọi là “Siêu Mài Mòn Da”. Với siêu mài mòn da, lớp da sần sùi bên trên được chia làm nhiều lần để cà, mỗi lần cà một ít không gây chảy máu nên hạn chế việc lây nhiễm và các biến chứng.

Thông thường, siêu mai mòn da được thực hiện theo qui trình khoảng 4 – 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 – 14 ngày (đối với trường hợp sẹo sâu cần phải cà nhiều lần hơn).

Công nghệ này mô phỏng một phương pháp khá thông dụng trong ngành cơ khí đó là phương pháp phun cất với áp lực cao để làm sạch các bề mặt kim loại trong quá trình gia công. Với các máy móc hiện đại, thậm chí người ta có thể lập trình chính xác áp lực của đầu mài da và độ sâu chính xác của đầu mài tác dụng lên da.

Tuy ít xảy ra biến chứng hơn vì có thể kiếm soát được biến chứng sau mỗi lần làm, nhưng siêu mài mòn da cũng phải được làm bởi bác sĩ có kinh nghiệm với môi trường sạch, vô trùng, và cũng phải săn sóc thật kỹ, đặc biệt là phải tránh nâng tối đa sau khi mài da mới có được kết quả như mong muốn.

Laser C02 fractional hoặc lột da mặt cũng là một hình thức khác của cà da mặt. Có thể lựa chọn giữa các phương pháp đạt được hiệu quả cao nhất và phù hợp với điều kiện của mỗi người.

Trẻ hóa da mặt bằng phương pháp cà da mặt có nguy hiểm không?

Bài liên quan: Điều trị sẹo da bằng phương pháp cà da mặt nên hay không nên

Ths.Bs. Lâm  Ngọc Anh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook