Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:20

Bệnh nhân đái tháo đường cần phải biết kỹ thuật tiêm insulin thế nào cho đúng để mang lại hiệu quả điều trị, cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tiêm insulin sai kỹ thuật.

Từ lâu, Insulin đã được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Đây là loại hooc-môn có bản chất protein duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Đối với đái tháo đường týp 1 việc điều trị bằng insulin là bắt buộc có tính chất liên tục, đều đặn và vĩnh viễn. Đối với đái tháo đường týp 2 việc điều trị bằng insulin có thể là cần thiết một cách tạm thời hay vĩnh viễn. Vì đây đây là bệnh đòi hỏi phải điều trị lâu dài và phải tiêm insulin nên bệnh nhân có thể tự tiêm tại nhà hoặc đến bệnh viện. Khi dùng tại nhà, người nhà và bệnh nhân đái tháo đường cần phải biết bệnh nhân dùng loại insulin nào, nhanh, trung bình, chậm và kỹ thuật tiêm insulin thế nào cho đúng để mang lại hiệu quả điều trị, cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tiêm insulin sai kỹ thuật.

Tiêm insulin dưới da

Các loại insulin được sử dụng trong điều trị đái tháo đường

Nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1ml:

– Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (400 đơn vị/lọ).

– Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 100 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (1000 đơn vị/lọ).

– Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100 đơn vị đóng trong ống 3ml (300 đơn vị/ống).

Khi mua insulin cần xem kỹ nồng độ insulin và tổng lượng insulin có trong lọ.

Cách bảo quản:

– Lọ insulin nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: 4 – 80C độ C.

Thời điểm tiêm insulin:

Kỹ thuật lấy thuốc

Tốt nhất là tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy từng loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường thời điểm phải ăn là khi insulin bắt đầu có tác dụng. Ví dụ với insulin thường (regular) là 20 – 30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (lente, NPH, insulatard…) là 60 phút… Nếu ăn muộn hơn thì người bệnh có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.

Dụng cụ tiêm:

Bông, cồn 70o, bơm tiêm hay bút tiêm.

Chuẩn bị tiêm:

– Trước mỗi lần tiêm: rửa tay sạch và sát trùng chỗ tiêm

– Sát trùng lọ Insulin bằng cồn 70o và sát trùng cả nút cao su của lọ thuốc khi lấy thuốc.

– Lăn nhẹ lọ insulin trong tay trước khi rút Insulin (có tác dụng làm ấm và trộn đều insulin), chỉ khuyến cáo lăn lọ insulin bán chậm hoặc insulin mixtard, còn với insulin thường thì không cần. Không nên lắc mạch lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

– Ống tiêm insulin phải tương thích với lọ insulin.

– Kéo ống tiêm ra một đoạn để lấy khí bằng lượng insulin cần lấy và bơm lượng khí vào lọ thuốc rút ra lượng insulin cần dùng.

– Đuổi hết khí ra khỏi ống tiêm trước khi tiêm.

Kỹ thuật tiêm Insulin:

Tiêm dưới da bằng ống tiêm

– Kéo da lên và tiêm qua da 1 góc 450

– Sau tiêm nên giữ kim lại khoảng 10 giây để insulin được hấp thu hết

– Tránh đâm kim quá sâu thành tiêm bắp

Tiêm Insulin bắp tay

Vị trí tiêm:

Tất cả tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể dùng để tiêm, tuy nhiên trên thực tế thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng. Chọn một vùng tiêm cho vài ngày vào những giờ tiêm nhất định, sau khi hết điểm tiêm mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2 – 4cm. Ví dụ: với người tiêm 3 mũi/ngày chẳng hạn, chọn vùng bụng cho các mũi tiêm buổi sáng, vùng cánh tay dành cho các mũi tiêm buổi trưa, vùng đùi cho các mũi tiêm  buổi chiều. Cần chú ý rằng nếu như vùng dự định tiêm sẽ phải vận động nhiều thì nên chuyển sang vùng khác. Ví dụ: nếu như vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì tiêm lên cánh tay.

– Cần xoay vòng và thay đổi vùng tiêm để tránh biến chứng loạn dưỡng mỡ. Có thể quay vòng vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ, hoặc đổi chỗ tiêm giữa bụng – đùi – cánh tay…

– Sự hấp thu Insulin tùy theo vị trí tiêm, sự hấp thu tốt nhất ở bụng, sau đó đến bắp tay, đùi, và mông (bụng > bắp tay > đùi > mông).

– Các yếu tố làm tăng hấp thu Insulin: vận động; tiêm bắp; xoa bóp chỗ tiêm.

– Lớp mỡ dưới da mỏng, thể phì đại mô mỡ sẽ hấp thu chậm hơn.

Để tránh hiện tượng tại chỗ tiêm gây đau hoặc nổi đỏ:

– Tiêm insulin ở nhiệt độ phòng, tránh để quá lạnh.

– Đuổi hết không khí trong ống tiêm trước khi tiêm

– Chờ cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.

– Đâm kim nhanh qua da. Mặt vát của kim nên hướng lên trên mặt da.

– Không kéo căng da tại chỗ tiêm.

– Không rút kim ra rồi đâm lại. Kim chỉ dùng 1 lần rồi bỏ

Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hành kỹ thuật tiên insulin để có thể tự tiêm insulin tại nhà. Tăng tính độc lập, chủ động, đảm bảo việc tiêm đúng giờ nhất định, tăng hiệu quả trong việc điều trị bệnh

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook