Thứ Tư, 02/01/2019 | 18:30

Gãyđầu dưới xương quay là kiểu gãy thường để lại di chứng cứng khớp cổ tay sau bóbột hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân nên tập phục hồi chức năng ngay sau tháo bột hoặc phẫu thuật

Gãy đầu dưới xương quay thường xảy ra do ngã chống tay với bàn tay duỗi quá mức, đây là nguyên nhân hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 75 % – 85 %.Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị đánh, ngã cao… là những nguyên nhân thường gặp còn lại của gãy đầu dưới xương quay (15 – 25%). Theo một thống kê, lứa tuổi từ 50 trở lên bị gãy đầu dưới xương quay chiếm tỷ lệ 34% trên tổng số gãy củacác lứa tuổi.

Gãy đầu dưới xương quay là kiểu gãy thường để lại di chứng cứng khớp cổ tay sau bó bột hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân nên tập phục hồi chức năng ngay sau tháo bột hoặc phẫu thuật phòng tránh khớp không bị cứng. Nếu thời gian điều trị lâu bệnh nhân thường bị lắng đọng canxi tại khớp gây khó khăn trong quá trình lấy lại tầm vận động khớp. Đặc biệt hơn có thể gây dính khớp, biến dạng khớp.

Chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay 

Hỏi bệnh

– Tuổi, nghề nghiệp, ngày chấn thương, loại chấn thương (tai nạn lao động hay giao thông, té ngã…).

– Xử trí của bác sỹ (bó bột hay phẫu thuật cố định trong, ngoài).

– Thời gian tháo bột: tháo bột ra bao lâu sau mới tới khoa Phục hồi chức năng. Thông thường những người già phục hồi chậm hơn, bệnh nhân có thể bị hội chứng teo cơ giao cảm phản xạ trong khi bó bột (hội chứng Sudeck).

– Đau xuất hiện vùng khớp cổ tay, đau tăng lên nhiều khi vận động. Bệnh nhân có thể giảm hay mất khả năng vận động vùng cổ tay

Khám lâm sàng

– Sưng nề: đo chu vi vùng cổ tay cả hai bên để so sánh.

– Kiểm tra tư thế cổ tay. Lưu ý xem có lồi củ xương trụ tách xa so với lồi củ xương quay không, xem có cổ tay nghiêng trụ bất thường không, xem có lồi củ xương trụ cao hơn so với bên lành không.

– Đo tầm vận động chủ động cả hai cổ tay và tầm vận động thụđộng bên tổn thương. Ghi chú nếu có giới hạn tầm vận động do đau hay do cố định xương.

– Sờ vào vùng đau: sờ nắn gần với hộp thuốc lào giải phẫu (vùng bao bọc bởi gân cơ duỗi dài ngón cái ở phía trụ, gân cơ dạng dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái ở phía quay) bệnh nhân đau vùng mỏm trâm quay nơi vùng gãy.

Kiểm tra thêm mỏm trâm trụ, khớp quay trụ xa, xương Thuyền, nếu đau trong vùng hộp thuốc lào giải phẫu khi nghiêng trụ cổ tay có thể liên quan đến xương

Thuyền, đau khi cử động quay trụ hay duỗi nghiêng quay cổ tay, điều này thường xuất hiện khi lồi củ trụ tách xa khỏi lồi củ quay và nếu vậy thường có gãy đầu dưới xương trụ.

– Các ngón tay cứng: đo chu vi các ngón tay ở các khớp và so sánh với bên lành. So sánh tầm vận động tất cả các ngón tay.

– Khám cảm giác nóng lạnh, cảm giác khô, ướt của các ngón và so sánh với bên lành.

– Biến dạng khi xương gãy có di lệch: gặp nhiều nhất là kiểu gãy Pouteau – Colles với đầu dưới xương quay di lệch ra sau và ra ngoài, khi nhìn thẳng trục của cổ tay, bàn tay có hình lưỡi lê và nhìn nghiêng có hình dĩa. Kiểu gãy ít gặp hơn là kiểu gãy Goyrand với đầu xương gãy di lệch ra trước với biến dạng ngược lại kiểu trên.

Chỉ định xét nghiêm cận lâm sàng:

Khi chẩn đoán cần chụp phim Xquang để xác định tổn thương giúp cho điều trị.

Trên phim Xquang có thể phát hiện các kiểu gãy và tổn thương như: kiểu gãy đầu dưới xương quay gãy ngoài khớp, di lệch lên trên, ra sau, ra ngoài; các tổn thương phối hợp: gãy đầu dưới xương trụ, mẻ mỏm trâm trụ, gãy xương thuyền, trật khớp quay – trụ dưới… phát hiện gãy kiểu bong sụn phát triển đầu dưới xương quay ở trẻ em.

Chẩn đoán xác định gãy đầu dưới xương quay 

Tiền sử chấn thương, đau sưng nề vùng cổ bàn tay, biến dạng lệch trục khớp cổ tay, mất hay giảm khả năng vận động cổ tay.

Chẩn đoán phân biệt gãy đầu dưới xương quay 

– Gãy đầu dưới xương trụ

– Trật khớp quay trụ dưới

– Trật khớp cổ tay với đầu dưới xương quay

Chẩn đoán nguyên nhân gãy đầu dưới xương quay 

– Gãy xương do sang chấn

– Gãy xương do các bệnh lý về xương: loãng xương, giòn xương, u xương, tiểu đường, lạm dụng điều trị các bệnh bằng corticoid…

Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay 

– Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương

-Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ – hội chứng Sudeck).

– Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.

– Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay sau bất động

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay 

Lập mục tiêu điều trị

– Mục tiêu ngắn hạn một tháng sau khi bị chấn thương.

+ Độc lập trong tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân, ăn uống.

+ Đạt tới tầm hoạt động chức năng khi nắm chặt tay thành nắm đấm.

– Mục tiêu dài hạn:

+ Có thể mở hộp, đi xe đạp được, đi xe máy được hay lái xe ô tô được sau 4 tháng.

+ Có thể đẩy tay với cổ tay duỗi để trợ giúp khi đang ngồi đứng dậy sau 5 tháng.

+ Có thể quay lại làm việc sau 4 – 5 tháng.

+ Có thể chơi thể thao được sau 4 – 8 tháng.

Trong trường hợp bó bột gãy đầu dưới xương quay 

– Trong giai đoạn bất động:

+ Treo tay cao trong 1 – 2 tuần để chống phù nề bàn tay

+ Vận động tập chủ động tự do các khớp khuỷu, vai, các khớp liên đốt, bàn đốt bên tổn thương để duy trì tầm vận động các khớp này.

+ Co cơ tĩnh phần bất động trong bột sau khi bột khô để ngừa teo cơ, dính khớp, thúc đẩy tiến trình liền xương.

– Giai đoạn sau bất động:

+ Nhiệt, thuỷ trị liệu, điện trị liệu vùng cổ bàn tay để gia tăng tuần hoàn, giảm sưng nề.

+ Vận động trị liệu: bài tập chủ động có trợ giúp tiến đến chủ động có đề kháng các động tác gập duỗi cổ tay, nghiêng trụ, nghiêng quay, quay sấp quay ngửa cổ tay, tập mạnh các cơ cầm nắm để gia tăng tầm vận động khớp cổ tay.

Vận động tự do có đề kháng các khớp khuỷu, vai, liên đốt bàn đốt. Nếu tầm vận động gần đạt tới mức chức năng (gập 400, duỗi 400, kết hợp với nghiêng trụ nghiêng quay 400) thì có thể bắt đầu tập tạ nhẹ nhàng từ ½ kg tới 1kg. Tăng tiến bài tập với tạ trong suốt tầm vận động sau 10 – 12 tuần sau chấn thươngnếu bệnh nhân chịu được. Tăng tiến chương trình bằng các bài tập liên quan đến nghề nghiệp của bệnh nhân sau 16 tuần nếu được.

+ Hoạt động trị liệu: tăng cường các bài tập chức năng cổ bàn tay như cầm thả vật, vắt khăn, mở nắm chai lọ, mặc và cởi quần áo, lăn bóng, lật trang sách, lật quân bài, vắt chặt miếng xốp, phủi bụi …

Trong trường hợp phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay 

– Giai đoạn sau phẫu thuật 1 – 3 tuần

+ Nâng cao tay

+ Vận động thụ động nhẹ nhàng cổ tay và bàn tay.

+ Vận động chủ động trợ giúp các khớp liên đốt bàn đốt, khớp khủy và vai

+ Đặt cổ tay trong nẹp duỗi cổ tay 300

– Giai đoạn sau phẫu thuật 4 – 7 tuần

+ Tập chủ động có đề kháng nhẹ các hoạt động của cổ tay như gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay, quay sấp, quay ngửa.

+ Tập các bài tập tăng cường sức mạnh nhóm cơ cầm nắm bàn tay.

+ Hoạt động trị liệu các cử động điều hợp, khéo léo bàn ngón tay trong sinh hoạt hàng ngày như cầm nắm, nhặt vật nhỏ…

Các điều trị khác

– Có thể sử dụng thêm một số thuốc hỗ trợ như can xi, thuốc giảm đau.

– Bó bột cố định trong hầu hết các trường hợp cho kết quả liền xương vững sau 4 tuần. Kết hợp xương bằng phẫu thuật trong những trường hợp gãy phức hợp.

Theo dõi và tái khám gãy đầu dưới xương quay 

Tái khám sau mỗi 2-3 tuần bao gồm khám tầm vận động khớp, chu vi cổ tay, đau, sức cơ. Bệnh nhân có thể xuất viện khi đạt được 60% sức cơ và 60% tầm vận động khớp so với bên lành.

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn Phục hồi chức năng gãy đầu dưới xương quay của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook