Các rối loạn tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 10-22% thai kỳ và được phân thành 4 nhóm, phản ánh sự khác nhau về căn nguyên và các biến chứng thai kỳ:1,2
– Tăng huyết áp mạn tính
– Tăng huyết áp thai kỳ
– Tiền sản giật – sản giật
– Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn tính
Tần suất các rối loạn này hoàn toàn không biết rõ, nhưng tiền sản giật ảnh hưởng tới 5 – 8% thai kỳ. Tăng huyết áp mạn tính chiếm khoảng 20% các trường hợp tăng huyết áp trong thai kỳ.
1.Nội dung:
Những rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ có nguy cơ tiền sản giật là chưa rõ nguyên nhân. Một số giả thuyết như: nhiễm độc, nội tiết, miễn dịch
1.1.Định nghĩa tăng huyết áp (T.H.A) trong thời kỳ có thai
Là tăng huyết áp xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ và mất đi chậm nhất là 6 tuần sau đẻ, có thể kèm theo protein niệu hoặc phù hoặc cả hai. Bệnh được gọi là tiền sản giật (TSG) hoặc sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật và kết thúc bằng hôn mê).
1.2.Cách xác định tăng huyết áp trong thời kỳ có thai:
1.2.1. Đối với những thaipphu không biết trước con số huyết áp (H.A) của mình:
– Nếu huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và đo 2 lần cách nhau 2 giờ mà con số HA từ 140/90 trở lên, được gọi là tăng huyết áp.
1.2.2.Đối với những thai pphu biết trước con số huyết áp của mình:
– Nếu huyết áp tâm thu (HATT) tăng thêm 30 mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) tăng thêm 15 mmHg thì được coi là tăng huyết áp.
– Tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có đặc điểm:
+ Có thể tăng cả con số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương + Có thể chỉ tăng huyết áp tâm thu hoặc chỉ tăng huyết áp tâm trương
+ Con số huyết áp trở lại bình thường chậm nhất là 6 tuần sau khi sản phụ sinh con.
+ Huyết áp có thể tăng và thay đổi theo nhịp sinh học.
1.3.Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp.
Bênh tăng huyết áp trong thời kỳ có thai có 3 triêu chứng chính là:
– Tăng huyết áp (cách tính như trên).
– Phù: có đặc điểm: phù mềm, ấn lõm, trắng. Cần phải cân trọng lượng thai phụ khi thấy tăng trên 500 g/1tuần hoặc 2250 g/tháng.
– Protein niệu: khi Protein niệu được xem là (+) khi lượng Protein trong nước tiếu > 0,3 g/ lit /24giờ hoặc Protein niệu > 0,5 g/lit ở mẫu thử nước tiểu ngẫu nhiên. Lượng Protein niệu càng cao thì phù càng nhiều và bệnh càng nặng.
Các dấu hiêu khác:
Bệnh nhân có thể có kèm theo các dấu hiệu khác như:
– Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
– Đau vùng thượng vị: trong trường hợp nặng, đó là do bao gan bị căng
– Thiếu máu
– Da xanh do thiếu máu
1.4.Xét nghiệm cận lâm sàng:
– Protêin niệu (đã trình bày phần trên)
– Axit uric tăng cao trong thể nặng
– Urê và crêatinin huyết thanh có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng
– Các enzyme của gan có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.
– Số lượng tiểu cầu có thể bình thường hoặc tăng cao trong thể nặng.
– Bilirubin huyết thanh bình thường, nhưng tăng cao trong thể nặng.
– Doppler động mạch rốn thai nhi biến đổi, trong trường hợp nặng, tốc độ dòng tâm trương trong máu động mạch rốn bằng 0.
– Siêu âm: Lượng nước ối thường ít, thai kém phát triển.
– Theo dõi nhịp tim thai bang Monitoring sản khoa: nhịp tim thai có thế bình thường hoặc “nhịp phang” trong trường hợp bệnh nặng. Đe đánh giá tình trạng thai nhi trong tử cung có thể kết hợp với “Test đả kích” như vê núm vú hoặc truyền oxytocin… sẽ thấy nhịp tim thai biến đổi, biểu hiện của suy thai mạn tính và đáp ứng của thai nhi rất kém đối với các kích thích được tạo ra từ các phương tiện thăm dò.
Tất cả những dấu hiệu trên là triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật nhẹ (nếu như kèm theo các dấu hiệu của THA từ 160/110 mmHg trở lên ; Protêin niệu từ 3 g/1 trở lên kết hợp với phù và các xét nghiệm hoá sinh tăng cao biểu hiện của suy gan, suy thận, suy tim … Đặc biệt là khi bộ 3 các triệu chứng cận lâm sàng xuất hiện đó là: Bilirubin huyết thanh tăng cao trên 1,2 mg/DL ; các enzyme của gan (SGOT, SGPT) tăng cao trên 70 UI/1 và số lượng tiểu cầu dưới 100.000 / mm3 máu tạo nên bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng HELL (Hemolisio Eluated liver Low Platelets). Một thể tiền sản giật rất nặng mà đa số các tác giả cho rằng phải đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.
*Chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng: dựa vào các triệu chứng đã trình bày trên đây cần chẩn đoán phân biệt với: Cao huyết áp mạn tính và thai nghén; Viêm thận mạn tính và thai nghén; Phù do các bệnh về tim mạch…
2.Những biến chứng do tiền sản giật gây ra:
2.1.Biến chứng gây cho mẹ
– Sản giật
– Rau bong non
– Suy gan
– Suy thận
– Phù phổi
– Chảy máu
– Viêm thận mạn tính
2.2.Biến chứng cho con:
– Chết lưu trong tử cung
– Thai kém phát triển
– Đẻ non
– Chết ngay sau đẻ . Thái độ xử trí
Điều dưỡng: nghỉ ngơi, ăn đủ Prôtêin, hạn chế muối, đề phòng cơn sản giật.
Thuốc:
– Hạ áp: Aldomet, Hydralefin, Trandat…
– Lợi tiểu: chỉ dùng khi lượng nước tiểu < 800 ml/24 giờ.
– An thần: Seduxen
– Kháng sinh:
– Magie Sunphat: 2-4 g/ngày. Nếu tiền sản giật nặng có thể tăng lên 12 g/ngày. Phải theo dõi biến chứng của Magie sunphat: Phản xạ đầu gối, nhịp thở … giải độc bằng canxi gluconat tiêm tĩnh mạch.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.