Thứ Năm, 12/11/2015 | 07:54

Trong việc điều trị bệnh trĩ, ngoài dùng thuốc, phẫu thuật… người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển.

Trong việc điều trị bệnh trĩ, ngoài dùng thuốc, phẫu thuật… người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển. Sau đây là một số lưu ý dành cho người mắc căn bệnh này.

Người bệnh cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống chống táo bón. Có nghĩa là cần uống nhiều nước, vì nước làm mềm phân, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Một người/ngày đảm bảo uống từ 1,5 đến 2,5 lít nước. Uống các loại nước: nước khoáng, nước trái cây, nước rau quả, súp rau… giúp ích cho người bị bệnh trĩ.

Người bệnh trĩ cần ăn nhiều rau quả, thức ăn có nhiều chất xơ:

– Ăn cần tăng cường các loại rau quả: cà rốt, chuối măng, súp lơ, cam, quýt, dâu tây.

– Ăn tăng cường các loại ngũ cốc như: đậu phụ, ngũ cốc xay…các loại rau nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Các loại củ quả: khoai lang, dưa hấu… có giá trị nhuận tràng tốt. Sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc dưa hấu, khoai lang có công dụng nhuận tràng tốt, ăn thêm vào các bữa ăn phụ.

Đối với người sau phẫu thuật, hoặc bị mất máu:

– Cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè.

– Cần bổ sung các loại rau như: khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng…

Ngoài ra, người mắc bệnh trĩ nên hạn chế:

– Ăn các gia vị cay, nóng (gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn); cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein (làm tăng áp lực trong khung ruột);

– Hạn chế ăn muối do nó có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, khiến cho các tế bào và mạch máu trương căng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trĩ.

Bài tập thể dục cho người bệnh trĩ

Hàng ngày cần tập thể dục, năng vận động, không ngồi lâu một chỗ – nhất là những người làm việc, người ngồi nhiều như: dệt vải, đan lát…Tùy vào thể trạng và bệnh tình, hãy chọn cho mình bài tập hợp lý nhất như: đi bộ, hay tập co thắt hậu môn bằng cách thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20-30 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần.

Lưu ý, không nên tập khi trĩ đang bị chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc đang trong giai đoạn đầu sau cắt, thắt trĩ.

Bác sĩ Nguyễn Phi

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh trĩ: y học chuyên sâu về trĩ nội, trĩ ngoại, phân độ, thuốc điều trị

+ 7 thực phẩm giúp điều trị bệnh trĩ

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook