Đông y

Mùa hoa bằng lăng nở rộ: Cùng khám phá tác dụng tuyệt vời của loại cây này

Tháng 5 ánh nắng chói chang, tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè cũng là mùa hoa bằng lăng tím nở rộ trên khắp các con phố. Ngoài vẻ đẹp khiến người ta bâng khuâng, hoài niệm về những ký ức đã qua, loại cây này còn có tác dụng chữa bệnh cho cứu người.

Đặc tính & tác dụng chữa bệnh của cây bằng lăng

Bằng lăng thuộc loại cây thân gỗ có kích thước trung bình. Cây mọc dại hoặc được trồng khắp nơi trên các tỉnh thành cả nước.

Lá bằng lăng có hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, dài từ 10-25cm, rộng từ 5-9 cm. So với các loại cây khác, lá của cây bằng lăng thường dai, nhẵn và 2 mặt đều có màu nhạt.

Trong y khoa, bộ phận được thu hoạch dùng làm thuốc chủ yếu là vỏ thân cây bằng lăng tía. Loại vỏ cây này có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là mùa thu. Vỏ cây sau đó được đem cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản để dùng dần.

Theo các chuyên gia, các bộ phận của cây bằng lăng được sử dụng làm thuốc gồm vỏ cây và lá khi hãm uống có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy. Hoa cũng dùng để chữa bệnh tiêu chảy và lợi tiểu rất tốt.

Hạt của loại cây này có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả được dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét ở miệng. Nét đặc biệt của cây bằng lăng là lá được  sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt.

Nguyên nhân do trong lá và quả già của cây bằng lăng có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết. Lá non và hoa bằng lăng cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng chỉ bằng 70% so với lá già và quả già.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng

Chữa bệnh gout

Trong y học, lá bằng lăng chứa valoneic acid dilactone được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase giúp làm giảm acid uric trong bệnh gout.

Đặc biệt dịch chiết từ lá bằng lăng có tác dụng đối với bệnh nhân mắc gout tốt hơn là sử dụng thuốc tân dược. Do đó những người bị bệnh gout thường dùng lá bằng lăng để chữa bệnh.

Chữa tiểu đường

Phương pháp: Lấy 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi.

Lưu ý: Hãm lấy nước uống ngày 4 – 6 cốc/ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.

Tác dụng của cây bằng lăng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người dân cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng cây bằng lăng để chữa bệnh. Ngoài ra cần quan tâm đến chế độ ăn uống, hạn chế uống rượu bia, nước ngọt, chất đạm, purin, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn… để tránh các triệu chứng gout cấp tái phát.

Mùa hoa bằng lăng nở rộ: Cùng khám phá tác dụng tuyệt vời của loại cây này

Bài liên quan: Lợi ích điều trị đau dạ dày, tắc tia sữa của cây bồ công anh

Theo 24h.com.vn

 

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago