Categories:

Làm thế nào khi con thấy “cảnh nóng” của bố mẹ?

Bất ngờ “bị” con nhìn thấy “cảnh nóng”, bố mẹ phải xử lý tình huống này như thế nào?

Con nhìn thấy “cảnh nóng” của bố mẹ: Nên bình tĩnh giải thích

Làm gì khi bị con bắt gặp “cảnh nóng” của bố mẹ? (Ảnh minh họa)

Hãy cố gắng dừng “mọi việc” lại một cách bình tĩnh, mặc đồ trong chừng mực nhẹ nhàng có thể để trẻ không thấy bạn đang bối rối. Sau đó lại gần trẻ và hỏi lý do cần tìm bố mẹ thay vì quát mắng lớn tiếng – điều sẽ hằn vào trí óc trẻ ngay lập tức.

Trẻ nhỏ dưới độ tuổi tiểu học thường có ấn tượng về cảnh tượng nhìn thấy giống như sự “đàn áp” của bố với mẹ. Chính vì thế bạn cần phải xử tự nhiên, vui vẻ để con không bị sợ hãi vì ấn tượng ấy.

Với trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ có thể chuyển sang một hoạt động khác để phân tán tư tưởng của trẻ, ví dụ như bảo trẻ ra lấy một món đồ chơi mà trẻ thích vì trẻ ở lứa tuổi này chưa hình dung được nhiều.

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, có thể trả lời “ Bố mẹ đang tập thể dục” hoặc “ Bố mẹ đang thay quần áo”,… tránh để bé thấy sự lo lắng.

Với trẻ ở lứa tuổi tiểu học, bố mẹ tránh biểu hiện sự lúng túng bằng cách nhờ trẻ làm một việc gì đó để chuyển sự chú ý của trẻ. Về sau có thể nói với con đó là hành động thể hiện tình cảm yêu thương.

Với tuổi vị thành niên, lúc này trẻ đã bắt đầu biết về vấn đề này nên bố mẹ càng lảng tránh, xấu hổ bao nhiêu, trẻ sẽ càng tò mò bấy nhiều. Bố mẹ có thể coi con như một người bạn, nhân cơ hội này để giáo dục giới tính cho con.

Trẻ nhỏ luôn theo dõi cảm xúc trên khuôn mặt của bạn, với bé, phản ứng của bạn trong việc này còn quan trọng hơn bất kỳ việc gì khác mà chính mắt bé cũng nhìn thấy. Nếu bạn giận dữ hay bối rối, con sẽ lập tức hiểu rằng trên giường của bố mẹ đang diễn ra một việc gì đó nghiêm trọng và đáng sợ. Một trong hai người, bố hoặc mẹ, hãy đưa con về giường ngủ, đọc truyện cho bé nghe và chờ cho đến khi bé ngủ lại.

Con nhìn thấy “cảnh nóng” của bố mẹ: Không nên lảng tránh

Sang ngày hôm sau, hãy cư xử thật tự nhiên với con, đừng trốn tránh ánh mắt tò mò của bé và hãy bình tĩnh trả lời mọi câu hỏi mà bé có thể đặt ra.

Cần chuẩn bị trước cho cuộc trò chuyện này, không nên lẩn tránh các câu hỏi. Nếu con đã hỏi thì chính bạn là người phải giải thích cho bé. Hãy lựa chọn cách nói bình tĩnh và rõ ràng, không lúng túng, lựa chọn kỹ những từ chính xác và đơn giản nhất.

Đừng nói với con rằng bố mẹ đang đùa chơi, bé có thể sẽ buồn vì… “Sao bố mẹ không cho mình cùng chơi với?” Hãy hỏi xem con đã nhìn thấy những gì? Có thể con sẽ nói rằng bé chỉ thấy bố mẹ đang ôm nhau mà thôi.

Nếu con tỏ ra lo sợ vì những âm thanh nghe được hay những hành động kỳ lạ, hãy cố gắng giải thích rằng bạn không hề bị đau, những âm thanh như thế con người có thể phát ra khi họ rất hài lòng và hạnh phúc. Đừng cấm con hỏi. Bố mẹ sẽ là người giải thích cho trẻ hơn là một ai khác mà bạn không kiểm soát được

Hãy nhắc con rằng lần sau, nếu muốn bước vào phòng ai đó bất kỳ, bé cần gõ cửa và xin phép. Tốt nhất, bạn hãy gài khóa cửa lại; nếu bạn không có phòng riêng, nhất thiết phải đặt giữa giường bé và giường vợ chồng bạn một tấm bình phong. Dù sao làm vậy bạn cũng sẽ giảm thiểu được khả năng bị bé “bắt quả tang” tại trận.

Những câu nói “chữa cháy” cho bố mẹ khi bị trẻ bắt gặp “cảnh nóng”

1. Bố mẹ chỉ đang chơi đấu vật thôi. Tập thể dục rất quan trọng cho sức khỏe con ạ, nhưng nó cũng khiến con mệt, nóng và đổ mồi hôi, vì vậy bố mẹ phải cởi quần áo ra.

2. Bố mẹ đang thay quần áo ngủ. Khi đang thay thì bố té lên người mẹ. Bố thật là hậu đậu quá đi!

3. Bố phát hiện có con nhện dưới chăn nên mẹ chui xuống đó để kiểm tra. Bố mẹ tìm mãi mà không thấy con nào cả.

4. Bố mẹ đang matxa cho nhau sau một ngày làm việc vất vả. Bố biết matxa chỗ nào để mẹ cảm thấy khỏe nhất.

5. Mẹ bị rớt mất bông tai và bố đang tìm dưới chăn giúp mẹ. Bông tai rất nhỏ và khó tìm, nhưng bố đã tìm thấy rồi, bố giỏi quá!

6. Bố đang cù ki mẹ thôi. Giờ bố mẹ cũng đi ngủ luôn đây.

7. À, mẹ muốn thơm bố thôi, hôm nay bố nhiều việc quá, mẹ muốn nói chuyện vui vẻ để giúp bố con thoải mái, đỡ mệt mà.

8. Con có muốn chơi trò “nhông nhông ngựa ông đã về” với bố mẹ không nào?

9. Con mau vào đây chơi trò “chui vào lều” cùng bố mẹ nào!

Minh Trang(tổng hợp)

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago