Nhiễm trùng do chủng nhạy cảm, chủ yếu trong các biểu hiện nhiễm trùng ở miệng, đường tai mũi họng, phế quản-phổi, tiết niệu-sinh dục.
TORLAN c/o KENI – OCA
bột pha tiêm 1 g: hộp 100 lọ bột.
THÀNH PHẦN
cho 1 lọ Céfazoline dạng muối Na, tính theo céfazoline 1 g (Na) (48,3 mg)
DƯỢC LỰC
Céfazoline là kháng sinh diệt khuẩn thuộc họ bêta-lactamine, nhóm céphalosporine.
PHỔ KHÁNG KHUẨN
– Các loài thường nhạy cảm (CMI <= 8 mg/l): Staphylococcus nhạy với méticilline, Streptococcus trong đó có Streptococcus pneumoniae nhạy với pénicilline, vi khuẩn đường ruột (Escherichia coli, Salmonella ngoại trừ các Salmonella gây sốt thương hàn và phó thương hàn, Shigella, Proteus mirabilis), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Neisseria gonorrhoeae, Clostridium perfringens, Peptococcus
– Các loài nhạy cảm không thường xuyên: Klebsiella;
– Các loài đề kháng (CMI >= 32 mg/l): Staphylococcus kháng méticilline, Streptococcus pneumoniae kháng hoặc kém nhạy cảm với pénicilline, Enterocoques, Listeria monocytogenes, vi khuẩn đường ruột (Enterobacter, Serratia, Citrobacter, Proteus vulgaris, Morganella morganii, Providencia, Yersinia enterocolitica), Pseudomonas, Acinetobacter, Bordetella, Vibrio, Campylobacter, Mycobactérie, Chlamydiae, Mycoplasmes, Legionella, Bacteroides, Clostridium sp.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu và phân phối:
Tiêm bắp:
Qua các khảo sát dược lý học trên người, nồng độ và thời gian lưu lại trong huyết thanh của céfazoline sau khi dùng bằng đường tiêm bắp được tổng kết như sau:
– Liều 1 g: nồng độ trong huyết thanh sau 1/2 giờ là 60,1 mg/ml, sau 1 giờ là 63,8 mg/ml, sau 2 giờ là 54,3 mg/ml, sau 4 giờ là 29,3 mg/ml, sau 6 giờ là 13,2 mg/ml, sau 8 giờ là 7,1 mg/ml.
Dạng tiêm tĩnh mạch:
Các nồng độ trung bình trong huyết thanh sau khi truyền tĩnh mạch liều duy nhất 1 g được ghi nhận như sau: sau 5 phút là 188,4 mg/ml, sau 15 phút là 135,8 mg/ml, sau 30 phút là 106,8 mg/ml, sau 1 giờ là 73,7 mg/ml, sau 2 giờ là 45,6 mg/ml, và sau 4 giờ là 16,5 mg/ml.
Thời gian bán hủy đào thải trung bình là 100 phút. Các nồng độ điều trị đạt được trong dịch màng phổi, chất dịch ở khớp và ở cổ trướng.
Nếu đường dẫn mật không bị tắc, nồng độ của céfazoline trong mô của túi mật và trong mật được ghi nhận cao hơn nồng độ trong huyết thanh. Ngược lại, nếu đường dẫn mật bị tắc, nồng độ của kháng sinh trong mật thấp hơn nhiều so với nồng độ trong huyết thanh.
Cefazoline đi qua hàng rào nhau thai nhanh và vào thẳng trong máu của dây nhau và trong nước ối. Trong sữa mẹ, céfazoline có nồng độ rất thấp.
Tỉ lệ gắn kết với proteine là 85 đến 90% trong huyết thanh người và ở điều kiện sinh lý.
Céfazoline phân tán kém trong dịch não tủy.
Biến đổi sinh học: céfazoline không bị chuyển hóa.
Bài tiết:
Cefazoline được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và một phần qua mật. Sau khi tiêm 500 mg và 1g, đỉnh trong nước tiểu của cefazoline vượt quá 1000 và 4000 mg/ml ứng với từng liều.
CHỈ ĐỊNH
Nhiễm trùng do chủng nhạy cảm, chủ yếu trong các biểu hiện nhiễm trùng ở miệng, đường tai mũi họng, phế quản-phổi, tiết niệu-sinh dục, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng răng miệng, ngoài da, thanh mạc, xương và khớp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với nhóm céphalosporine.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Ngưng trị liệu nếu xuất hiện các biểu hiện dị ứng.
Cần phải hỏi bệnh sử trước khi kê toa nhóm céphalosporine do có dị ứng chéo giữa nhóm pénicilline và nhóm céphalosporine xảy ra trong 5-10% trường hợp. Thật thận trọng khi dùng céphalosporine cho bệnh nhân nhạy cảm với pénicilline; cần theo dõi chặt chẽ.
Céphalosporine bị cấm dùng cho các đối tượng có tiền sử dị ứng với céphalosporine kiểu phản ứng tức thì. Trong trường hợp nghi ngờ, thầy thuốc cần phải túc trực bên cạnh bệnh nhân trong lần dùng thuốc đầu tiên để xử lý tai biến phản vệ nếu có.
Phản ứng quá mẫn (phản vệ) được ghi nhận khi dùng nhóm céphalosporine có thể nặng và đôi khi gây tử vong.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
– Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, liều được điều chỉnh theo độ thanh thải créatinine hoặc theo créatinine huyết.
– Cần thận trọng theo dõi chức năng thận trong thời gian điều trị nếu có phối hợp với các kháng sinh có độc tính trên thận (đặc biệt là aminoside) hoặc các thuốc lợi tiểu như furos mide hoặc acide tacrinique (xem Tương tác thuốc).
– 1 g céfazoline dạng muối Na có chứa 48,3 mg Na.
LÚC CÓ THAI
Tính vô hại của nhóm cephalosporine chưa được xác nhận ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên các nghiên cứu tiến hành trên nhiều loài động vật chưa cho thấy có tác dụng sinh quái thai hay có độc tính trên thai nhi.
LÚC NUÔI CON BÚ
Không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Cần thận trọng theo dõi chức năng thận trong thời gian điều trị nếu có phối hợp với các kháng sinh có độc tính trên thận (đặc biệt là aminoside) hoặc các thuốc lợi tiểu như furos mide hoặc acide étacrinique.
Phản ứng cận lâm sàng:
Cephalosporine được ghi nhận làm dương tính test Coombs, điều này cũng có thể xảy ra đối với céfazoline.
Cefazoline cũng có thể cho kết quả dương tính giả trong xét nghiệm tìm glucose trong nước tiểu với các chất khử, nhưng không gây tác dụng này khi áp dụng các phương pháp chuyên biệt với glucose oxydase.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Biểu hiện dị ứng:
– mẫn đỏ ngoài da: nổi mày đay, phát ban dạng sởi, ngứa, nổi ban.
– phản ứng sốt.
Biểu hiện đường tiêu hóa:
– tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đau bụng.
– bệnh nấm miệng do Candida.
– tăng men gan tạm thời (transaminase, LDH, phosphatase kiềm).
Biểu hiện ở máu:
– tăng bạch cầu ưa acide.
– giảm tiểu cầu hoặc hiếm hơn là tăng tiểu cầu.
– giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính.
Việc dùng bêta-lactamine với liều rất cao có thể gây bệnh não do rối loạn chuyển hóa (rối loạn ý thức, cử động bất thường, cơn co giật, hôn mê), nhất là ở bệnh nhân suy thận.
Biểu hiện không dung nạp tại chỗ:
– tiêm bắp thịt: đau, viêm, khó chịu ở chỗ tiêm, có thể bị cứng và sốt.
– tiêm truyền tĩnh mạch: viêm tĩnh mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch khi tiêm truyền liên tục do có đặt cathéter.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Đường tiêm bắp: Hòa tan céfazoline trong dung môi pha tiêm bắp như lidocaine chlorhydrate, hay nước cất pha tiêm hay dung dịch NaCl 0,9%. Lắc mạnh cho đến khi tan hoàn toàn
Đường tĩnh mạch:
Tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục: Hòa tan 1 g cefazoline trong 50 đến 100 ml nước cất pha tiêm hoặc một trong các dịch truyền sau: NaCl 0,9%, glucose 5 hay 10%, Ringer-lactate có glucose 5%, Ringer, Ringer-lactate, dung dịch glucose 5% và NaCl 0,9%.
Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Hòa tan 1 g céfazoline trong ít nhất 5 đến 10 ml nước cất pha tiêm và tiêm chậm trong 3 đến 5 phút.
Người lớn: 0,50-1 g mỗi 8-12 giờ.
Trẻ em: 25-50 mg/kg/24 giờ.
Các liều này có thể được tăng lên tùy theo mức độ nhiễm trùng.
Người suy thận:
Nhiễm trùng nặng:
Hệ số thanh thải créatinine từ 20 đến 50 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó là 250 mg/6 giờ hay 500 mg/12 giờ.
từ 10 đến 20 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó là 250 mg/12 giờ hay 500 mg/24 giờ.
từ 5 đến 10 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó là 250 mg/24-36 giờ hay 500 mg/48-72 giờ.
Nhiễm trùng nhẹ hoặc không nghiêm trọng lắm:
Hệ số thanh thải créatinine từ 20 đến 50 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó 125-250 mg/12 giờ.
từ 10 đến 20 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó 125-250 mg/24 giờ.
từ 5 đến 10 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó 75-125 mg/24 giờ.
dưới 5 ml/phút: liều tấn công khởi đầu 500 mg, sau đó 50-75 mg/72 giờ.
Nguồn. Thuốc, biệt dược
Chưa có bình luận.