Thứ Năm, 05/10/2017 | 11:30

Bước vào năm học mới, một phụ huynh có con vừa bước vào lớp 1 tại Hà Nội cho rằng họ sẽ không đóng tiền BHYT cũng như nhà trường không phải là đại lý thu tiền bảo hiểm.

Báo Sức khỏe & Đời sống cuối tuần cũng nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc về các mức giá đóng BHYT khác nhau trên bảng thông báo của nhà trường.

Phóng viên đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu – Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM xung quanh vấn đề BHYT học đường.

Học sinh - sinh viên bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế học đườngBà Nguyễn Thị Thu – Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM

Thưa bà, học sinh – sinh viên (HSSV) có cần phải mua bảo hiểm y tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường không?

Theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung vào năm 2014 có hiệu lực vào năm 2015, HSSV là một trong 14 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT. Hơn thế nữa, hiện nay BHYT đối với HSSV là thu theo năm tài chính chứ không phải thu theo năm học.

Để dễ hình dung, trước đó, thu theo năm học tức là bắt đầu vào tháng 10 sau khi nhập học cho đến 30/9 năm sau. Khi các cháu vào học, nhà trường thu các khoản đầu năm sẽ kết hợp thu luôn BHYT cho các cháu.

Đến năm 2015, chúng ta chuyển sang thu bảo hiểm theo năm tài chính, bắt đầu từ ngày 1/1, nên phụ huynh có hơi xôn xao một chút xíu, nhưng đó là do cách nhà trường triển khai. Còn theo văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm Xã hội, nhất là đối với những cháu vừa bước vào lớp 1 có thẻ cũ đến 30/9, sẽ mua tiếp cho 3 tháng của năm 2015. Đến năm 2016, phụ huynh học sinh có thể mua bảo hiểm y tế 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng; sau đó cứ thế tiếp tục cho các năm sau.

Nhưng một phần các trường có thể nhiều việc khác phải triển khai; phần nữa cho tiện giúp phụ huynh không phải ghi nhớ mua BHYT tiếp nối cho con nên đã thu hết 15 tháng. Hoặc trong quá trình triển khai, có thể phía nhà trường đã không giải thích rõ ràng khiến cho phụ huynh bị ngộ nhận.

Nhiều người cho rằng giáo viên chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy, công việc thu bảo hiểm y tế là việc của ngành bảo hiểm xã hội chứ không thuộc phạm vi của nhà trường!

  • Học sinh - sinh viên bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế học đường
    Bất ngờ: Tôi đã khỏi được thoái hóa đốt sống cổ chỉ sau 2 tháng

  • Học sinh - sinh viên bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế học đường
    Bí ẩn loài cây trị “dứt điểm” Đờm (đàm) ho, Khó thở, Hen suyễn, Viêm phế quản mạn!

Hiểu như vậy là không đúng. Trong luật BHYT có điều khoản quy định ngành Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan triển khai đến từng lãnh đạo nhà trường cũng như phụ huynh học sinh nhằm đảm bảo việc HSSV tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%. Tuy rằng việc tham gia BHYT đối với HSSV là bắt buộc, nhưng chúng ta vẫn chưa có chế tài như xử phạt đối với các cơ sở sản xuất hay công ty vi phạm.

Nếu phụ huynh không mua BHYT cho con trẻ, điều gì sẽ xảy ra?

Đôi khi phụ huynh không lường hết được những gì có thể xảy ra trong tương lai. Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp rất thương tâm khi sự việc xảy ra, các bậc cha mẹ đến cầu cứu và cơ quan bảo hiểm rất khó giải quyết.

Thực tế, nhiều nơi nhà trường triển khai không đến nơi, trong khi phụ huynh không ý thức được, thường hay quan niệm mua BHYT cho có. Mới đây, chúng tôi đã gặp một trường hợp chỉ mua bảo hiểm cho con đến tháng 12/2016 thay vì mua cho con nguyên cả năm nếu chúng ta có khả năng. Đến vài tháng sau, đứa bé bị phát hiện có u ở tim cần phẫu thuật gấp. Phụ huynh mới cuống cuồng phát hiện thẻ quá hạn hơn 3 tháng trước, và không thể có thẻ bảo hiểm để đưa liền cho bệnh viện, trong khi đứa trẻ đã nhập viện cấp cứu.

Nếu không tham gia liên tục BHYT, khoảng thời gian trống đó, nhiều điều có thể xảy ra. Vì vậy, phụ huynh nên mua BHYT cho con làm sao mà giá trị của thẻ dài lên và đỡ lo khi bất cứ rủi ro nào xảy ra.

Mức đóng của học sinh – sinh viên hiện nay như thế nào?

Hiện nay, mức đóng của HSSV được ngân sách hỗ trợ 30% và phụ huynh chỉ phải đóng 70%. Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở x số tháng tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT (mức lương cơ sở từ 1/7/2017 là 1.300.000 đồng). HSSV có thể đăng ký theo các phương thức đóng: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp tham gia phương thức 3 tháng, 6 tháng khi thẻ sắp hết hạn nhà trường phải đôn đốc HSSV tiếp tục đăng ký tham gia để thẻ có giá trị liên tục đến hết năm.

Trường hợp HSSV có thẻ hết hạn sử dụng rơi vào các tháng trong năm 2017 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, nếu HSSV đăng ký tham gia BHYT thì nhà trường có trách nhiệm lập danh sách mua thẻ BHYT cho HSSV những tháng còn lại cho đến hết 31/12/2017 rồi thực hiện theo phương thức nêu trên hoặc tham gia theo phương thức 15 tháng cho 3 tháng cuối năm 2017 và cả năm 2018. HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các BV tuyến quận, huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp cho nhà trường.

Phạm vi BHYT HSSV bao gồm: chăm sóc sức khỏe ban đầu – khám, chữa bệnh ngoại trú, nội trú, tai nạn giao thông. Đối với BHYT HSSV, tuy tính ra, một năm các cháu chỉ đóng 491.400 đồng. Nhưng khi các cháu ốm đau, bệnh tật, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ đồng chi trả đến 80%, nhưng không khống chế mức chi bao nhiêu. Điều này khác biệt với các công ty bảo hiểm khác là họ sẽ thanh toán tương ứng theo từng gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe mà khách hàng đăng ký. Hơn thế nữa, trước khi các công ty bán bảo hiểm, họ còn đòi hỏi khách hàng đi giám định sức khỏe, còn bảo hiểm y tế học đường thì không.

 

Trong năm học 2016 – 2017, tỉ lệ HSSV trên địa bàn TP.HCM tham gia bảo hiểm y tế khoảng 89%, tập trung chủ yếu ở hệ thống trường công lập. Theo một báo cáo cụ thể của quận 8, trong năm học 2016 – 2017, 44/44 trường tham gia bảo hiểm y tế, với tổng số học sinh tham gia BHYT là 45.474 em. Từ đầu năm 2016 đến hết quý 2/2017, toàn quận có 37.575 lượt học sinh khám chữa bệnh, với số tiền 10,427 tỉ đồng. Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả 8,602 tỉ đồng. Trong đó, rất nhiều trường hợp được quỹ BHYT chi trả số tiền lớn lên đến hàng trăm triệu đồng.

 

An Quý thực hiện

Nguồn: SKDS

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook