Nhờ vào nỗ lực nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học và ngành công nghiệp dược, bệnh nhân vảy nến ngày càng được hưởng nhiều phương pháp điều trị trong những năm qua.
là một bệnh lý da liễu mạn tính đặc trưng bởi các biểu hiện viêm đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác như tim mạch, chuyển hóa, các bệnh lý viêm ruột, mắt và tâm thần. Đây là một bệnh lý tự miễn qua trung gian tế bào T trên da và khớp, ảnh hưởng tới 1-3% dân số thế giới.
Cơ chế bệnh sinh bao gồm tính nhạy cảm di truyền, các yếu tố môi trường và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng, có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh. Nhờ vào nỗ lực nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học và ngành công nghiệp dược, các lựa chọn điều trị vảy nến đã gia tăng không ngừng trong những năm qua.
Hiện có rất nhiều lựa chọn điều trị, tuy nhiên, corticosteroid nồng độ cao bôi tại chỗ, đơn độc hoặc phối hợp với acid salicylic hoặc vitamin D tổng hợp, vẫn được coi là lựa chọn điều trị tốt nhất cho những ca bệnh mức độ từ nhẹ đến trung bình.
Mặc dù tỏ ra có hiệu quả trên một tỷ lệ lớn bệnh nhân, tuy nhiên cách tiếp cận này dường như vẫn chưa đủ khả năng trở thành lựa chọn kiểm soát bệnh lâu dài, không phòng được các đợt miễn dịch nhanh tái phát. Trong khi các tác dụng phụ trở thành chống chỉ định chính cho việc sử dụng liên tục. Việc phát triển liệu pháp điều trị mới là rất cần thiết để điều trị hiệu quả các tổn thương vảy nến.
Giáo sư, Tiến sĩ Michael Tirant tư vấn miễn phí cho bệnh nhân vảy nến.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Journal of Biological Regulators & Homeostatic Agents được tiến hành trên 30 người Trung Quốc trưởng thành (13 nam, 17 nữ) với tuổi trung bình là 40. Tất cả bệnh nhân đều có vảy nến thể mảng giai đoạn ổn định với mức độ từ nhẹ đến nặng, từng được điều trị với các liệu trình khác nhau.
Tiêu chuẩn loại trừ là vảy nến mức độ nặng, tổn thương khớp do vảy nến, vảy nến đảo ngược, vảy nến lòng bàn tay, đang sử dụng bất cứ phương thức điều trị vảy nến nào có thể gây ảnh hưởng hoặc làm nhiễu chu trình của bệnh. Sau khi có bản chấp thuận tham gia nghiên cứu, bệnh nhân được tư vấn điều trị tổn thương ở cả hai bên cơ thể với hai phương thức khác nhau trong vòng 8 tuần. Họ không được biết về thành phần thuốc.
Ở phía bên trái, bệnh nhân được sử dụng dòng sản phẩm Dr Michaels (Soratinex) (đánh dấu LHS), gồm có gel làm sạch Cleansing Gel, thuốc mỡ Ointment và một loại thuốc dưỡng da Skin Conditioner. Ở phía bên phải, bệnh nhân được sử dụng bộ sản phẩm (đánh dấu RHS) bao gồm gel làm sạch giả dược, thuốc mỡ methylprednisolone và thuốc dưỡng da giả dược.
Bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng hai bộ sản phẩm này hai lần một ngày, chú ý tuân thủ cẩn thận với quy trình bôi thuốc. Đánh giá dựa trên thang điểm PASI (bảng III), vào các thời điểm trước điều trị và sau điều trị 2, 4, 6, 8 tuần.
Hình ảnh trước và sau 8 tuần sử dụng sản phẩm Dr Michaels.
Trước điều trị, giá trị PASI trung bình ở nhóm sử dụng sản phẩm Dr Michaels là 13,8±4,1 và là 14,2±4,2 ở nhóm sử dụng MPA. Sau 8 tuần điều trị, 62% bệnh nhân nhóm sử dụng dòng sản phẩm Dr Michaels (Soratinex) có sự thuyên giảm hoàn toàn trong khi ở nhóm sử dụng MPA, tỷ lệ này chỉ là 45%. Điểm PASI trung bình sau 8 tuần với nhóm LHS Dr Michaels (Soratinex) là 2,8±0,6SD và là 6,8±2,4SD ở nhóm RHS methylprednisolone aceponate.
Ở nhóm RHS methylprednisolone, có 22% bệnh nhân thất bại trong đáp ứng điều trị trong khi con số này là 0,6% ở nhóm LHS Dr Michaels (Soratinex). Kết quả cải thiện vảy nến khi điều trị bằng dòng sản phẩm Dr Michaels (Soratinex) (LHS) là 79% và Methylprednisolone Aceponate (RHS) là 53%.
Corticosteroid bôi tại chỗ được phần đông giới học giả xem là lựa chọn đầu tay trong điều trị tổn thương da do vảy nến. Có thể tránh các nguy cơ tiềm tàng do corticosteroid bằng các lựa chọn điều trị thay thế ít tác dụng phụ hơn. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị tại chỗ có nguồn gốc thảo dược cho bệnh nhân vảy nến mức độ từ nhẹ đến trung bình, khi so sánh với methylprednisolone aceponate.
Dòng sản phẩm (Soratinex) cho thấy đây là một lựa chọn điều trị thay thế mang tính khả thi, an toàn và hiệu quả trong điều trị và kiểm soát vảy nến thể mảng giai đoạn ổn định.
Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 81-83 Lò Đúc, Hà Nội và 87 Trần Não, TP.HCM áp dụng phương pháp Dr Michaels: sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr. Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.
Phương pháp Dr. Michaels do GS. TS. BS. Michael Tirant phát triển hơn 30 năm qua, được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học đã được công bố quốc tế tại châu Âu, chứng minh giải pháp Dr. Michaels từ thảo dược đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Sơn Trà
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.