Thứ Sáu, 26/01/2018 | 18:00

Đôi khi những lời nói không chủ ý của chúng ta lại là những lời nói làm tổn thương người khác nhiều hơn cả hành động. Bởi những lời nói ấy ăn sâu vào suy nghĩ của người nghe khiến họ tổn thương mà chúng ta không hề hay biết.

Nếu nhưng trong cuộc sống mọi người đều có thể hiểu và cảm thông cho nhau thì cuộc sống thật quá đỗi bình yên. Thế nhưng trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi là do mình quá nóng giận, hoặc trêu đùa vô thức mà làm người khác không thoải mái. Những lời nói làm tổn thương người khác nhiều hơn cả hành động là điều cần lưu ý để tránh làm người khác tổn thương dù là vô ý.

Những người lời nói thường gây tổn thương cho người khác?

Những người có cái tôi cao, thường có những lời nói phủ nhận sự tồn tại hoặc lời nói của đối phương. Tuy những lời này không có ý công kích, nhưng làm cho người nghe có suy nghĩ bị hạ thấp. Đôi khi, có một số người không biết đến mức độ tổn thương mà những lời nói này gây ra, họ lại tự cho đó là rất hài hước.

Chớ quên "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói"

Người quá tự tin thường có những lời nói gây tổn thương người khác

Những câu nói quá thẳng thắn hoặc pha chút hài hước tưởng như không vấn đề gì nhưng vô tình gây tổn thương. Không phải đối phương không hiểu ý bạn mà chúng ta không đủ kiên nhẫn đợi họ hiểu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy họ hiểu sai, đừng mong người ta hiểu bạn, bạn nên thử suy nghĩ xem liệu lời mình nói có dễ hiểu không, có rõ ràng đúng ý hay không. Bạn có thể hỏi lại xem họ đã hiểu ý bạn nói chưa hay nhắc lại cho họ lần nữa.

Những người cảm thấy đối phương là người tốt tính nên việc dùng khuyết điểm của họ để pha trò chắc là không sao. Tuy nhiên, những lời công kích trực tiếp hay gián tiếp ít nhiều cũng ảnh hưởng đến người nghe.

Chớ quên "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói"

Khi phê bình người khác không đúng cách sẽ làm họ tự ti, thu mình lại hơn

Khi bạn phê bình người khác, bạn cảm thấy mình đã có giảm tránh rồi nhưng kiểu châm biếm vòng vo sẽ khiến đối phương ngại ngùng. Họ âm thầm thu lại lòng tự tin khi bị bạn công kích. Bạn nên sử dụng lời khen về những điểm tốt trước đã rồi mới nhắc nhở sau.

Làm thế nào để không bao giờ mắc phải sai lầm này?

Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Vậy làm thế nào để một lời nói tốt đẹp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mối quan hệ của bạn nhiều hơn.

Người khác có thể làm tổn thương bạn, bạn có nhất thiết phải đáp trả hay không? Thói thường, một khi bị đau thì nhất định phải quay lại trả thù kẻ đã làm mình đau. Bạn đã rộng lượng, nhẫn nhịn bỏ qua hay chưa? Hay lúc này lòng hiếu thắng, sự hận thù trỗi dậy, biến thành thứ vũ khí chống lại chính mình.

Chớ quên "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói"

Bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác giúp cho tâm luôn tĩnh lặng, thoải mái

Dù người khác có xấu xa bao nhiêu, làm tổn thương bạn rất nhiều nhưng khi bạn khoan dung lượng thứ thì nội tâm bạn mới có thể thanh thản được. Nếu bạn không thể tha thứ thì cách tốt nhất cho họ vào quên lãng. Chớ nung nấu sự thù hận để rồi tự giết chết tâm hồn mình mỗi ngày.

Hãy giữ cho tâm được tinh khiết và tĩnh lặng. Tâm hồn bạn cũng giống như một chiếc bình vậy, liệu bạn sẽ đựng trong đó là nước tinh khiết hay đựng thuốc độc đó là tùy vào bạn mà thôi. Lòng thù hận là thứ thuốc độc sẽ giết chết bạn. Nó không làm bạn chết ngay lập tức mà hủy hoại bạn một cách từ từ.

Tha thứ cho người khác không làm bạn trở lên hèn kém mà khiến bạn mạnh mẽ hơn. Người ta dễ dàng trả đũa người khác nhưng thường không đủ bản lĩnh để tha thứ. Tha thứ là cách đáp trả mạnh mẽ nhất. Tha thứ cho người khác không phải vì họ mà vì chính bạn. Sau tất cả, điều bạn cần nhất là sự bình yên, sự thoải mái trong tâm hồn và suy nghĩ, có như vậy bạn mới đang thực sự biết sống, biết hưởng thụ.

Bạn được gì khi sử dụng những lời nói làm tổn thương người khác hơn cả hành động. Hãy để sự oán hận và đau khổ trong nhà tù tâm trí của bạn và khóa chặt nó lại, bên ngoài sẽ là bầu trời của yêu thương và hạnh phúc chờ đón bạn.

Khuyên Vũ – Theo Tạp chí Sống Khỏe

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook