Thứ Ba, 10/10/2017 | 12:31

Mới đây, hàng chục bác sĩ ở Đồng Nai bỏ bệnh viện công sang bệnh viện tư. Chúng tôi có cuộc trao đổi với BS.CKII. Ngô Đức Tuấn – Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, một trong những “điểm nóng” có những sự ra đi đáng tiếc xung quanh biện pháp ngăn ngừa tình trạng bác sĩ bỏ việc ở bệnh viện công.

Chế tài mạnh hơn  khi bác sĩ ra đi

BS.CKII. Ngô Đức Tuấn


BS. Ngô Đức Tuấn cho biết: việc bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai ra đi là có thật, nhưng: “mọi chuyện vẫn ổn” vì “có đi, có về”.

Xin ông lý giải việc nhiều bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, một  bệnh viện khang trang, trang thiết bị hiện đại bậc nhất Việt Nam, ra đi?

Đa số bác sĩ ra đi là bác sĩ trẻ, mới làm việc tại bệnh viện. Trong số đó có  1  bác sĩ trưởng khoa và 1 bác sĩ phó khoa. Lý do: công việc gia đình, hoàn cảnh gia đình… Nhưng lý do thật sự là có sự lôi kéo của bệnh viện tư. Số bác sĩ trẻ chưa có chứng chỉ hành nghề ra đi không ảnh hưởng gì cả. Bằng chứng là trong vòng nửa tháng gần đây có hơn 20 bác sĩ trẻ đã xin vào làm việc (Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Huế). Năm 2016, có 30 bác sĩ ra đi; năm nay đã có 20 bác sĩ đi. Tuy nhiên, mới đây chúng tôi có 58 bác sĩ xin về. Điều đó chứng tỏ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vẫn còn sức hút, nhờ truyền thống, nhờ cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Một bác sĩ trưởng khoa, phó khoa ra đi là do môi trường làm việc, không hài lòng với môi trường làm việc, cộng sự. Tuy nhiên, theo tôi, những người thay thế làm việc tốt không kém. Do đó, sự  ra đi không ảnh hưởng nhiều đến công việc của bệnh viện. Ở đây chưa có hiện tượng trưởng, phó khoa ra đi kéo theo một loạt bác sĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Chế tài mạnh hơn  khi bác sĩ ra đi
    Hết ù tai, điếc tai chỉ sau 2 tháng

  • Chế tài mạnh hơn  khi bác sĩ ra đi
    Bí ẩn loài cây trị “dứt điểm” Đờm (đàm) ho, Khó thở, Hen suyễn, Viêm phế quản mạn!

Hiện nay, Đa khoa Đồng Nai có 1.800  giường bệnh, trên 400 bác sĩ nên bệnh viện không thiếu bác sĩ.

Điều mấu chốt cho cho chọn lựa đi và ở vẫn là vấn đề thu nhập. Hiện nay đã có bệnh viện công tạo điều kiện bác sĩ giỏi thu nhập mỗi tháng đến 120 triệu đồng. Ông có nghĩ đến điều này?

Ở đây đã làm rồi, làm cả khu vực A lẫn khu vực B. Có bác sĩ thu nhập 70 triệu tháng; có người 100 triệu đồng/ tháng. Bác sĩ có tay nghề cao có thể sang khu B phẫu thuật, trực, khám miễn là sắp xếp được thời gian, ví dụ ra trực hoặc thứ bảy, chủ nhật. Như vậy, bác sĩ càng giỏi càng thu nhập cao,  một ngày khám 800 ngàn – 1 triệu đồng. Bác sĩ bình thường nếu được cử đi khám có thể thu nhập một tháng thêm 10  – 15 triệu đồng.

Ngoài ra, chúng tôi có chế độ thu hút: bác sĩ thường 10 triệu, chuyên khoa I 50 triệu, thạc sĩ, chuyên khoa II 80 triệu, tiến sĩ 150 triệu đồng.

Trong bóng đá, việc cầu thủ ra đi có khoản tiền giải phóng hợp đồng, tùy theo ký kết. Còn trong thị trường lao động y tế, việc bác sĩ ra đi gần như tự do, bệnh viện công không thu được khoản tiền gì…

Nghịch lý: bỏ tiền ra thu hút, đào tạo, tiền cử đi học… nhưng bác sĩ ra đi không chế tài. Ở đây cần có biện pháp chế tài, bác sĩ phải trả tiền đền bù gấp nhiều lần số tiền được chi để thu hút, đào tạo… Đó là sự công bằng. Việc này phải do nhà nước ra luật, chứ không phải tự ý cơ sở y tế quy định. Có như vậy, thị trường lao động ngành y tế mới ổn định.

Cuối cùng, tôi nhấn mạnh: môi trường làm việc là quan trọng. Môi trường đó phải tạo cho bác sĩ có thể cống hiến hết mình, học hỏi được từ những người thầy, đồng nghiệp; được cử đi học nếu cần…  Tiền bạc là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Chưa nói, nhiều bệnh viện tư không thực hiện lời hứa ban đầu, tìm cách giảm lương với điệp khúc lý do thu lỗ. Cuối cùng, nghề thầy thuốc chữa bệnh cứu người không nên đặt nặng quá về vấn đề tiền bạc.

Nguyễn Hưng

(thực hiện)

Nguồn: SKDS

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook