Thứ Bảy, 21/10/2017 | 23:59


Chần thịt qua nước đun sôi khiến miếng thịt co lại, ngậm hóa chất và chất bẩn nhiều hơn.

Nấu nướng truyền thống…

Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, bác Tâm (59 tuổi- Tân Bình) luôn tìm mọi cách giảm thiểu các chất độc hại chứa trong thực phẩm. Bác cho biết, đối với các loại thịt,… bác thường chần qua nước sôi rồi đổ đi. Sau đó, bác đem miếng thịt luộc nước lần 2. Thậm chí, thịt kho bác cũng làm như vậy để loại bỏ các chất độc hại, chất bẩn chứa trong thịt.

Một lần, anh con trai bác Tâm giải thích chuyện chần thịt qua nước sôi không hề tốt cho sức khỏe. Nhưng, bác vẫn “khư khư” dùng cách chế biến thịt truyền thống đó. Bác tâm sự: “Hơn 30 năm qua, tôi thường chần thịt qua nước sôi trước khi nấu. Các thành viên trong gia đình vẫn ăn thường xuyên và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe”.

Tương tự với quan điểm của bác Tâm, mẹ chồng chị Khánh Huyền (24 tuổi – Quận II) đã ra sức bảo vệ “mẹo vặt” luộc thịt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Chị cho hay: “Bình thường mình hay rửa kỹ thịt trước khi chế biến để loại sạch chất bẩn. Tuy nhiên, mẹ chồng cho rằng đó là cách làm sai lầm. Bà bảo, thịt phải luộc qua 2 lần nước mới đảm bảo an toàn. Mình lý giải theo nghiên cứu khoa học, bà gạt bỏ và cho rằng mình không biết cách nấu nướng”.

Vì quan điểm nấu ăn khác nhau, chị Huyền và mẹ chồng thường xuyên xảy ra tranh luận trong nhà bếp. Do vậy, khi luộc thịt, chị đành chiều lòng mẹ thực hiện theo cách xưa cũ.

Chần thịt qua nước sôi để loại bỏ hóa chất, các bà nội trợ Việt đang vô tình đầu độc chính gia đình mình!
Ảnh minh họa.

Một thói quen sai lầm

Trả lời trên Trí Thức Trẻ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.

Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

Ông Thịnh cũng cho hay, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.

Hoặc, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.

Ông Thịnh cho biết thêm, khi luộc thịt, bà nội trợ thường thấy thịt nổi bọt. Đây thực chất là hiện tượng thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.

Bởi vì, trước đó, thịt lợn hay gà thường được chăn nuôi trong các hộ gia đình. Vì thế, khi ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt.

Song hiện nay, người dân đã ít còn chăn nuôi gia súc gia cầm theo kiểu truyền thống nữa mà thay vào đó là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Do đó, chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt và chứa nhiều tạp chất.

Để xử lý những váng bọt trên nổi lên khi luộc thịt, theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia từng chia sẻ trên VietQ thì đối với thịt lợn, gà mua ngoài chợ, bà nội trợ nên rửa sạch thịt bằng nước và muối trắng. Sau đó nên luộc sơ rửa bớt cặn bẩn để phần nào loại bớt những chất không cần thiết.

Bà Lâm cũng cho biết, ngày xưa lợn nuôi sạch thường bỏ qua khâu luộc sơ này. Trong nước luộc thịt sơ qua nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng 2 phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa.

Sau đó, nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Lần này nên cho chút gia vị để thịt được đậm, kĩ hơn có thể thả vào một của hành khô đã bóc vỏ, đập dập để nước và thịt được thơm hơn.

Cách luộc thịt lợn ngon giòn trắng mềm không bị hôi tại nhà

Chần thịt qua nước sôi để loại bỏ hóa chất, các bà nội trợ Việt đang vô tình đầu độc chính gia đình mình!

Nguyên liệu luộc thịt lợn:

Thịt lợn: Loại thịt và số lượng tùy thuộc vào sở thích của bạn

Hành khô: 1 củ

Nước chấm: Nước mắm, chanh, ớt

Giấm, muối

Cách luộc thịt lợn ngon:

Thịt sau khi mua về nên rửa sạch dưới vòi nước.

Đổ nước vào nồi, cho miếng thịt vào. Luộc thịt trên lửa vừa trong 10 phút là thịt đã chín, để chắc chắn hơn bạn có thể kiểm tra bằng cách lấy đũa nhọn và đâm vào thịt, nếu thấy nước hồng vẫn chảy ra thì thịt chín tới, nếu không thấy nước hồng chảy ra thì tức là thịt chín kĩ. Cách luộc thịt lợn ngon là lúc thịt vừa chín tới, ăn sẽ ngọt hơn nhưng không an toàn bằng thịt chín hẳn, bạn có thể tùy chọn cách luộc thịt sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.

Ngay sau khi đưa miếng thịt ra khỏi xoong nước sôi, bạn cho ngay miếng thịt vào bát nước sôi để nguội rồi cho ra rổ để ráo nước.

Cách nhận biết thịt lợn nhiễm hóa chất

Khi thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt do người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thịt lợn với thịt bò khi thấy màu thịt đỏ hơn mức bình thường. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết thịt lợn trên thị trường đều nhiễm chất độc hại do các loại cám tăng trọng, thuốc bảo vệ,… Do đó, việc lựa chọn phải loại thịt thiếu chất lượng là điều khó tránh khỏi. Dù vậy, các bạn cũng cần chú ý để hạn chế đến mức tối đa việc lựa chọn và nạp vào cơ thể loại chất gây hại.

Bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) đưa ra lời khuyên dành cho chị em nội trợ:

– Chọn mua thịt ở nơi bán hàng uy tín, biết nguồn gốc, có địa chỉ kinh doanh rõ ràng.

– Khi mua, dùng tay ấn vào miếng thịt. Nếu miếng thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu khi nhấc tay ra thì lựa chọn.

– Các thớ thịt phải đều, đường cắt mặt có màu sắc bình thường, thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại.

– Không chần thịt bằng nước đun sôi. Thay vào đó, rửa thịt bằng nước sạch nhiều lần hoặc dùng nước muỗi pha loãng để rửa.

Video: Cách Làm Thịt Bò Khô Từ Thịt Lợn Cho Cả Nhà Nhâm Nhi Ngày Tết

 

Huy Hoàng (TH)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook