Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh bạch hầu như thế nào có thể bạn quan tâm?
Đối với bệnh nhân sau khi xuất viện về nhà. Người bệnh nghỉ ngơi ở phòng thoáng, tránh gió lùa, ăn lỏng, nóng, ăn nhiều bữa trong ngày, đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả, vệ sinh răng miệng, mũi, họng, nhỏ mắt nhiều lần trong ngày bằng dung dịch Cloramphenicol 1%.
Vệ sinh cơ thể thay quần áo hàng ngày, khi nhiệt độ trên 38,5 độ thì hạ sốt bằng Paracethamol, liều lượng tùy theo tuổi. Thuốc giảm ho, long đờm, uống dung dịch o rê rôn khi có đi ngoài phân lỏng. Theo dõi sát tình trạng người bệnh nếu có sốt cao đặc biệt khi ban sởi bay rồi mà còn sốt chứng tỏ có bội nhiễm, li bì hoặc vật vã kích thích, ho nhiều, khó thở, ăn uống kém, tiêu chảy nhiều cần đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được xử trí kịp thời tránh biến chứng nặng nề.
Bệnh bạch hầu khi bị bệnh cần chú ý quan sát da, móng tay, móng chân của người bệnh. Đếm nhịp thở, kiểu thở, xác định có khó thỏ thanh quản không. Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi cách thông khí, cho thở oxy.
Nếu bệnh nhân có hiện tượng thở nhanh, sử dụng cơ hô hấp phụ, tím tái dẫn đến tử vong. Bạch hầu thanh quản khó thở độ II, bạch hầu ác tính thường suy hô hấp nặng, nếu cần chỉ định mở khí quản. Khàn giọng khi nói, khóc bị mất tiếng là triệu chứng thường thấy khi bị bệnh bạch hầu.
Chú ý đến sự vận động, xem bệnh nhân còn ý thức, có bứt rứt, vật vã không. Bệnh nhân mê hoặc liệt hầu họng cho ăn qua ống thông dạ dày.
Cách chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân là nghỉ ngơi. Vì nghỉ ngơi rất quan trọng, nhất là khi có biến chứng viêm cơ tim. Nghỉ ngơi tuyệt đối và cách ly trên 2-3 tuần. Ăn uống và vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng bằng nước muối, vệ sinh sau khi ăn và trước khi ngủ. Vệ sinh mắt, mũi, tai, da và xoay trỏ ngừa loét. Tẩy uế các chất bài tiết của bệnh nhận đúng quy cách.
Bệnh bạch hầu nên cho ăn thức ăn sệt khi bệnh nhân bị liệt vòm hầu để tránh sặc. Trường hợp nặng hoặc có biến chứng liệt vòm hầu, liệt, hầu họng cho ăn qua thông dạ dày và truyền dịch ưu trương. Đảm bảo ăn đủ năng lượng. Nếu tình trạng của bệnh nhân yếu nên dùng dụng cụ mở khí quản, ống thông dạ dày…để hỗ trợ bệnh nhân ăn uống.
Khi bệnh nhân bạch hầu nghỉ ngơi nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, an toàn. Khó thở cho nằm đầu cao, dùng bình thở oxy tùy theo độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để phụ giúp bác sĩ mở khí quản. Theo dõi sát nhịp thồ và tình trạng tăng tiết, sự tím da môi và đầu ngón, hút đờm dãi. Chỉ dùng thuốc nâng huyết áp khi bệnh nhân có tụt huyết áp đã được truyền đủ dịch.
Người bị bệnh bạch hầu thường khó thở, cần mở khí quản. Mở khí quản trong bạch hầu thanh quản có khó thở thanh quản độ II là tốt nhất, vì khi khó thở thanh quản độ III nếu có mở khí quản cũng rất dễ bị tử vong. Chăm sóc mỏ khí quản với kỹ thuật vô trùng. Thời gian đặt ống mở khí quản tối thiểu 3-4 ngày, tốt nhất đến 7-10 ngày. Sau khi rút ống mỏ khí quản theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như một vết thương.
Cách phòng bệnh cần tiêm chủng DTC bạch hầu. Lần đầu dùng 3 liều cho trẻ 3-6 tháng, mỗi lần 0,5ml tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cách nhau 1 tháng. 12-18 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1. Khi đi học 5-6 tuổi tiêm nhắc lại lần 2.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.