Thứ Tư, 07/12/2022 | 11:56

Bệnh zona là một bệnh nhiễm vi-rút gây phát ban đau đớn. Bệnh Zona là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi bạn bị thủy đậu, vi-rút varicella-zoster sẽ ở trong cơ thể bạn đến hết đời. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ đông bên trong các dây thần kinh cảm giác. Nhiều năm sau, vi-rút có thể “thức giấc” sau đó nó sẽ di chuyển dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó có thể rất đau đớn. Vắc xin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona. Điều trị sớm có thể rút ngắn thời gian nhiễm trùng bệnh zona và giảm nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh Zona

Bệnh kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV) gây bệnh thủy đậu. Tuy nhiên chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:

+ Stress

+ Mệt mỏi

+ Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).

+ Thực hiện các biện pháp điều trị bằng tia xạ.

+ Ung thư

Các triệu chứng của bệnh Zona

Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, chúng có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể

Trước khi phát ban xuất hiện, mọi người thường bị đau, ngứa hoặc ngứa ran ở khu vực phát ban. Đối với một số người, cơn đau có thể dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau, đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề về tim, phổi hoặc thận.

Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày. Sau khoảng từ 2 – 3 tuần, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra, có thể để lại sẹo.

Mặc dù phát ban có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào, nhưng vùng da ngực và thắt lưng thường gặp nhất.

Trong một số trường hợp, phát ban xuất hiện ở một bên mặt gây ảnh hưởng đến mắt khiến giảm thị lực.

Các triệu chứng khác của bệnh zona có thể bao gồm:

+ Sốt

+ Đau đầu

+ Nhạy cảm với ánh sáng

+ Mệt mỏi

Biến chứng của bệnh Zona

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh zona đau dây thần kinh sau zona (PHN). Biến chứng này khiến cơn đau do zona vẫn tiếp tục kéo dài sau khi mụn nước đã hết. Biến chứng này xảy ra do các sợi thần kinh bị tổn thương gửi các thông điệp đau đớn lẫn lộn và phóng đại từ da đến não.

Giảm thị lực. Zona xuất hiện trong hoặc xung quanh mắt có thể gây nhiễm trùng mắt đau đớn dẫn đến giảm thị lực.

Nhiễm trùng da. Nếu mụn nước zona không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể phát triển.

Rất hiếm khi, nó cũng có thể dẫn đến vấn đề về thính giác, viêm não, liệt mặt

Các điều trị bệnh Zona

Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để được nhận điều trị y tế sớm nhất.

Không được gãi vào các vết ban vì có thể làm vỡ khiến gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.

Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết

Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vết ban bị rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô. Việc này còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi vết ban đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Giữ cho khu vục nổi ban được sạch sẽ. Mặc quần áo rộng để tránh các nốt ban bị vỡ rado tiếp xúc với quần áo. Tránh những tiếp xúc da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Bệnh Zona có thể lây từ người sang người không?

Một người bị mắc bệnh có thể truyền vi-rút varicella-zoster cho bất kỳ ai không miễn dịch với bệnh thủy đậu. Điều này thường xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét hở của phát ban. Tuy nhiên, sau khi bị nhiễm bệnh, người đó sẽ phát triển bệnh thủy đậu chứ không phải bệnh zona.

Nguy cơ lây lan vi-rút cho người khác là thấp nếu che vết phát ban của bệnh. Những người bị bệnh không thể lây lan vi-rút trước khi mụn nước phát ban của họ xuất hiện hoặc sau khi phát ban đóng vảy. Những người bị thủy đậu có nhiều khả năng lây lan vi-rút hơn những người bị bệnh zona.

Cách phòng ngừa bệnh Zona

Các phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm chủng ngừa vắc-xin bệnh zona. Thuốc chủng ngừa bệnh zona không đảm bảo sẽ không bị bệnh zona. Nhưng loại vắc-xin này có thể sẽ làm giảm quá trình và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Và nó có khả năng làm giảm nguy cơ đau dây thần kinh sau zona.

Thuốc chủng ngừa bệnh zona chỉ được sử dụng như một cách để ngăn ngừa bệnh zona. Nó không nhằm mục đích điều trị cho những người hiện đang mắc bệnh.

Có thể phòng ngừa bệnh bằng một số cách sau:

+  Rửa tay, tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên

+ Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh Zona

Những người có nguy cơ bị Zona cao?

Bất cứ ai đã từng bị thủy đậu đều có thể bị bệnh zona tuy nhiên có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:

+ Nguy cơ phát triển bệnh tăng theo độ tuổi. Bệnh zona thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Và những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.

+ Các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

+ Các phương pháp điều trị ung thư dobức xạ hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng của bạn với bệnh tật và có thể gây ra bệnh zona.

+ Các loại thuốc ngăn ngừa đào thải các cơ quan cấy ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona. Sử dụng steroid lâu dài, chẳng hạn như prednisone, cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona.

Các tránh lây lan bệnh Zona cho người khác

Che vết phát ban.

Tránh chạm hoặc gãi vào vết phát ban.

Rửa tay thường xuyên.

Tránh tiếp xúc với những người sau đây cho đến khi phát ban của bạn đóng vảy:

+ Phụ nữ mang thai chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc vắc-xin thủy đậu

+ Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân

+ Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đang trải qua hóa trị liệu, những người được cấy ghép nội tạng và những người bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Bệnh than(Anthrax) – tổn thương da mủ do trực khuẩn Bacillus Anthracis

Bệnh tay chân miệng

Chín mé bệnh nguy hiểm không nên chủ quan

Bổ sung ngay những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng

Hiểm họa từ loài kiến ba khoang

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook