Phân loại bệnh Thất ngôn để điều trị hiệu quả
Thất ngôn (mất ngôn ngữ – Aphasia) là tình trạng rối loạn chức năng ngôn ngữ do vùng não chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động ngôn ngữ đang chịu tổn thương. Tình trạng này khiến người bệnh bị mất hoặc hạn chế khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và truyền tải tín hiệu hồi đáp thông qua các hình thức giao tiếp như đọc, viết, diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể.
Thất ngôn là bệnh lý thường xảy ra sau khi người bệnh bị tai biến, u não hoặc chấn thương não vùng ngôn ngữ.
Có đến khoảng 70 – 80% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thất ngôn là do hậu quả của tình trạng tai biến mạch máu não (tổn thương bên bán cầu trội), chấn thương sọ não, u não. Bệnh thất ngôn gặp chủ yếu ở người lớn, những người đã có thể nghe, nói, đọc hiểu và viết chữ một cách bình thường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp gặp chấn thương não đều bị mất ngôn ngữ, chỉ một số người bị tổn thương não ở những vùng ngôn ngữ mới mắc bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh thất ngôn còn có thể xuất phát từ vấn đề nhiễm trùng thần kinh hoặc tình trạng thiếu máu não.
Thỉnh thoảng con người vẫn có thể bị mất ngôn ngữ do triệu chứng đau nửa đầu Migraine, co giật, xơ cứng rải rác hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Đặc biệt với tình trạng thiếu máu não người bệnh không được chủ quan, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cho những cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai gần. Điều trị thất ngôn đòi hỏi cần một quá trình lâu dài với sự kiên nhẫn của bệnh nhân cùng những người thân trong gia đình. Hiệu quả ca chữa trị cũng như khả năng phục hồi chức năng ngôn ngữ sẽ còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương vùng ngôn ngữ trên não bộ.
Phân loại các dạng thất ngôn
Tùy thuộc vào vị trí của vùng não, mức độ bị tổn thương và nguyên nhân gây tổn thương não mà bệnh lý thất ngôn có thể được chia thành 3 dạng chính sau:
Thất ngôn vùng Broca (mất ngôn ngữ không trôi trải): Người bệnh bị hạn chế hoặc mất khả năng nói ra những từ ngữ đã được tích lũy trước đó, tuy nhiên họ vẫn có thể hiểu và nhận thức tốt những giao tiếp từ người đối diện. Nguyên nhân do lượng máu lưu thông đến khu vực Broca của não bị gián đoạn sau những tổn thương xảy ra tại đây.
Với tình trạng thất ngôn không trôi trải, bệnh nhân có thể nói được vài từ ngắn nhưng thường bỏ sót từ, đôi khi họ còn không thể hiểu những gì mình đã nói. Tuy nhiên chức năng hiểu khi nghe người khác nói hoặc nhìn vào chữ viết vẫn hoạt động ổn định. Người bệnh thất ngôn Broca thường có biểu hiện yếu hoặc liệt nửa người bên phải.
Thất ngôn vùng Wernicke (mất ngôn ngữ trôi trải): Với trường hợp này, người bệnh thất ngôn hầu như không thể hiểu bản thân và cả những người xung quanh đang nói gì mặc dù khả năng nói rất lưu loát, tuy nhiên đó không phải là câu nói hoàn chỉnh mà rất lộn xộn, thậm chí không có nghĩa gì.
Đối với người bị thất ngôn Wernicke, họ thường có cảm giác mọi xung quanh hiểu những gì họ đang nói nên không biết bản thân mắc bệnh. Sau một thời gian, họ có thể trở nên hoang tưởng, hay cáu gắt, giận dữ. Nguyên nhân gây bệnh do vùng ngôn ngữ ở giữa não trái bị tổn thương.
Có nhiều dạng mất ngôn ngữ khác nhau, liên quan đến khả năng nói, đọc hiểu, viết. diễn đạt bằng cơ thể.
Thất ngôn toàn bộ: Hiểu đơn giản đây là tình trạng mất toàn bộ khả năng ngôn ngữ của người bệnh, bao gồm việc nói, đọc hiểu, viết chữ và diễn đạt bằng lời nói khi giao tiếp. Đây là tình trạng tổn thương não lan rộng ở cả 2 khu vực ngôn ngữ Broca và Wernicke.
Ngoài 3 dạng mất ngôn ngữ phổ biến như trên, trong một số trường hợp nhất định, người bệnh thất ngôn cũng có thể rơi vào một số trường hợp mất ngôn ngữ sau:
Thất ngôn dẫn truyền:
Đây là tình trạng tổn thương vùng ngôn ngữ dẫn truyền nối giữa vùng Broca (vận động) và Wernicke (cảm giác). Người bệnh khó lặp lại những từ hoặc cụm từ không hay sử dụng, tuy nhiên khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói vẫn tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke.
Thất ngôn mất ngữ pháp:
Đây là tình trạng bệnh nhân bị mất ngôn ngữ chỉ có thể nói ra những câu ngắn chứa vài từ hoặc cụm từ để diễn tả một vấn đề gì đó.
Thất ngôn hỗn hợp:
Đây là tình trạng mất ngôn ngữ hiếm gặp với biểu hiện người bệnh không thể hiểu bản thân và người khác đang nói gì nhưng có thể nói hoặc hát những câu văn, lời nói quen thuộc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thất ngôn
Người bị mất ngôn ngữ có thể nhận biết rất dễ dàng thông qua một số biểu hiện điển hình về việc gặp khó khăn trong quá trình diễn đạt các hình thức ngôn ngữ như nói, đọc, viết, nghe hiểu. Cụ thể như sau:
+ Chỉ nói được những câu ngắn, câu chỉ có vài từ hoặc một câu không hoàn chỉnh, mất chữ, không rõ chữ.
+ Không thể nói những câu đơn giản nhưng có thể lặp lại câu nói của người khác.
+ Câu nói không có ý nghĩa, từ ngữ sắp xếp lộn xộn, không đúng ngữ pháp.
+ Thường xuyên nói những câu quen thuộc lưu loát nhưng không nói được những câu không quen thuộc.
+ Có thể hiểu lời nói của người khác nhưng không thể diễn đạt trả lời đúng ý bản thân.
+ Không hiểu người khác đang nói gì hoặc thậm chí không nhận thức được bản thân đang nói gì.
+ Có thể hiểu chữ viết nhưng không thể đọc lưu loát những chữ nhìn thấy.
+ Viết kém, viết câu không có nghĩa hoặc không nhớ được chữ viết.
+ Không thể phân biệt được màu sắc, các bộ phận cơ thể, đồ vật, chữ cái khi được yêu cầu.
+ Không thực hiện theo yêu cầu của người khác do không hiểu họ đang nói gì.
+ Không thể trả lời các câu hỏi đơn giản hay kể tên những đồ vật quen thuộc.
+ Một số người có thể mất hẳn các khả năng đọc hiểu, nói, viết chữ, diễn đạt bằng ngôn ngữ cơ thể.
+ Người bị mất ngôn ngữ có thể nhận biết dễ dàng thông qua nhiều biểu hiện khác nhau.
Thật ngôn có thể gây ra những hậu quả gì?
Ngôn ngữ là một trong những chức năng rất quan trọng của não bộ con người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể thể giao tiếp và hòa nhập với xã hội để có chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu như chức năng này bị giới hạn hoặc mất hẳn sẽ phát sinh nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến người bệnh:
Gặp khó khăn trong công việc do khả năng giao tiếp bị hạn chế gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Các mối quan hệ trong xã hội cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Quá trình sinh hoạt gặp nhiều ảnh hưởng do người bệnh không thể diễn đạt một hoặc nhiều chức năng ngôn ngữ như nói, đọc hiểu, viết, diễn tả bằng hình thái cơ thể.
Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh, bệnh nhân dễ cáu gắt, hay nổi giận, rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, thậm chí là tự kỷ, tự cô lập, tránh xa với xã hội bên ngoài.
Bệnh phát triển càng lâu sẽ càng gây khó khăn cho việc điều trị về sau này, tốn kém nhiều chi phí, thời gian, khả năng hồi phục cũng giảm dần.
Mất ngôn ngữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, khả năng giao tiếp, chất lượng cuộc sống.
Thất ngôn là triệu chứng bệnh lý phức tạp, có thể phát sinh nhiều ảnh hưởng nếu không thực hiện điều trị kịp thời, do đó khi phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình có những dấu hiệu mất ngôn ngữ như trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp trị liệu hợp lý.
Cách đánh giá mức độ mất thất ngôn
Thất ngôn (mất ngôn ngữ) có nhiều biểu hiện với những triệu chứng khác nhau, bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương vùng ngôn ngữ ở não bộ. Để có thể điều trị hiệu quả cần đánh giá tình trạng thất ngôn ở người bệnh bằng một số biện pháp thử sau:
Thử khả năng nói của người bệnh: Có thể cho người bệnh nhắc lại một số từ hoặc những câu ngắn, câu dài; đặt ra một số câu hỏi đơn giản; chỉ đồ vật và yêu cầu họ nói tên của chúng,…
Đánh giá khả năng đọc của người bệnh: Đưa cho người bệnh xem một số chữ cái, các câu đơn giản hoặc một đoạn thơ ngắn sau đó yêu cầu họ đọc lại.
Kiểm tra khả năng hiểu của người bệnh: Chỉ các đồ vật quen thuộc xung quanh hoặc những bộ phận trên cơ thể để họ gọi tên của chúng; nói tên vật và yêu cầu họ chỉ ra chúng; nhờ họ thực hiện một số yêu cầu đơn giản như “lấy vật này, ngồi xuống, đi lại,…”.
Đánh giá khả năng viết của người bệnh: Yêu cầu người bệnh viết một số từ hoặc những câu đơn giản miêu tả về đồ vật hoặc viết một đoạn ngắn giới thiệu về bản thân.
Thông thường, việc đánh giá này sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để có thể tìm ra chính xác tình trạng mất ngôn ngữ người bệnh đang mắc phải thuộc dạng gì mà mức độ nặng nhẹ ra sao, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả với từng bệnh nhân cụ thể.
Giải pháp điều trị bệnh thất ngôn hiệu quả
Hiện nay trên thế giới hầu như chưa có biện pháp điều trị nào được công nhận cho tất cả các trường hợp thất ngôn (mất ngôn ngữ) hay những khiếm khuyết về giao tiếp khác. Tại Phòng khám cơ xương khớp PCC, các bác sĩ âm ngữ trị liệu chỉ có thể đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận và can thiệp để tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi chức năng ngôn ngữ với mục tiêu:
+ Giữ lại và duy trì tối đa chức năng ngôn ngữ hiện có của người bệnh.
+ Cải thiện và dần phục hồi những khả năng ngôn ngữ bị khiếm khuyết.
+ Thay thế cách diễn đạt bằng ngôn ngữ khác để bù đắp những chức năng ngôn ngữ đã mất.
Bác sĩ sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ, dạng khiếm khuyết ngôn ngữ mà có biện pháp điều trị thất ngôn hiệu quả.
Tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ âm ngữ trị liệu sẽ đưa ra phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ phù hợp. Trong đó, một số bài tập sau thường được áp dụng:
Trường hợp người bệnh hiểu tốt nhưng gặp vấn đề về việc nói, viết, diễn đạt bằng ngôn ngữ cơ thể, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện một số bài tập trị liệu sau:
Sử dụng tranh ảnh, hình minh họa hoặc các đồ vật quen thuộc hàng ngày để họ nhìn, giới thiệu tên gọi của từng vật, sau đó để họ nhắc lại.
Tiếp đến, cất những đồ vật vừa tiếp xúc, sau đó lần lượt lấy từng vật ra để người bệnh có thể gọi lại tên. Nếu họ gặp trở ngại để phát âm lại, bác sĩ sẽ từng bước hướng dẫn họ các cử chỉ, điệu bộ, dấu hiệu diễn đạt.
Tăng dần số lượng các đồ vật hoặc thêm những vật khó để học tiếp tục cải thiện khả năng ngôn ngữ nếu có tiến triển phục hồi tốt sau thời gian điều trị tích cực.
Trường hợp người bệnh đã có thể phát âm các từ đơn, bác sĩ sẽ tiến hành dạy họ cách ghép chữ để thành một câu đơn giản, có nghĩa và đúng ngữ pháp; sử dụng những bức tranh hoặc hình vẽ để họ có thể nói theo; kể cho họ nghe một câu chuyện ngắn, sau đó yêu cầu họ kể lại.
Với những trường hợp người bệnh hiểu kém, bác sĩ có thể giúp phục hồi bằng cách sử dụng các cử chỉ điệu bộ của cơ thể kết hợp với lời nói ngắn ngọn để giải thích hoặc chỉ tên đồ vật quen thuộc; đưa họ xem các vật và yêu cầu gọi tên, nếu nói sai bác sĩ sẽ diễn tả lại. Sau một thời gian nếu bệnh nhân phục hồi tích cực có thể chuyển sang nhận biết tranh ảnh, hình vẽ, rồi bắt đầu dạy nói từ đơn, câu ngắn đến các câu dài đơn giản.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.