Thần kinh

Bệnh đột quỵ: Y học chuyên sâu về cách sơ cứu và phòng bệnh

Bệnh đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp

Ở Mỹ mỗi năm có gần 800.000 người trải qua một cơn đột quỵ mới hoặc tái phát. Trên thế giới, tai biến mạch máu não luôn là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nếu sống sót cũng để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3  – 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Cách sơ cứu và phòng ngừa bệnh đột quỵ

Bạn có thể sơ cứu người bệnh đột quỵ trong lúc chờ đợi nhân viên y tế như sau:

+ Đối với người bệnh đột quỵ còn tỉnh và có dấu hiệu sắp hôn mê:

Trước tiên cần tiến hành loại bỏ đờm – dãi, hoặc các dị vật trong miệng để tránh gây ảnh hưởng thậm chí tắc nghẽn trong quá trình hô hấp của bệnh nhân, trong thời gian đột quỵ bộc phát không được cho bệnh nhân ăn uống bất kỳ thứ gì. Cho người bệnh nằm ở tư thế đầu hơi nghiêng và hơi nâng, nếu bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu tê liệt thì cần điều chỉnh để nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt.

+ Đối với bệnh nhận đột quỵ đã bị hôn mê:

Ngoài những bước cần sơ cứu như với bênh nhân đột quỵ khi còn tỉnh táo, bạn cần chú ý đến mạch – hô hấp để tiến hành hô hấp nhân tạo theo quy trình thổi hơi vào miệng nạn nhân và ép tim ngoài lồng ngực (thổi ngạt 2 hơi – ép tim ngoài lồng ngực 10 lần).

Bệnh đột quỵ Y học chuyên sâu về cách sơ cứu và phòng bệnh

Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Phòng ngừa bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ nguy hiểm là vậy, nhưng tới 80% số ca đột quỵ có thể được ngăn chặn nếu có biện pháp ngăn ngừa, dự phòng đúng đắn:

+ Dự phòng cấp 1: phòng ngừa khi chưa bị đột quỵ

+ Dự phòng cấp 2: đã có tiền sử tai biến, dự phòng để không bị tái phát.

Một số biện pháp dự phòng thường được khuyến cáo hiện nay là:

1, Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ dẫn đến đột quỵ

+ Kiểm soát cholesterol trong máu:

Mỡ máu cao thường đi kèm với xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến nguy cơ cục máu đông bít tắc động mạch não. Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C. Mục tiêu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl). Bên cạnh việc điều trị bằng các loại thuốc chuyên biệt phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục thích hợp…

+ Kiểm soát trị số huyết áp:

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Để có thể kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục.

+ Kiểm soát đường huyết:

Đái tháo đường không chỉ dễ dẫn tới đột quỵ mà còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân cần đo đường huyết thường xuyên, kiểm soát bằng việc thiết lập chế độ ăn phù hợp, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và dùng thuốc điều trị.

+ Kiểm soát bệnh tim mạch:

Tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc kháng đông lâu dài trong điều trị rung nhĩ có thể giảm được 67% nguy cơ đột quỵ.

2, Liệu pháp thay đổi lối sống:

+ Chế độ ăn uống:

Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì. Thực hiện chế độ ăn nhạt vì ăn nhạt tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày, không cho thêm muối vào thức ăn đã chế biến, không sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn (không dùng mỡ heo để chiên, không ăn thịt mỡ, tóp mỡ, mỡ hành…).

+ Bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc:

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá làm giảm rõ rệt nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

+ Tăng cường vận động thể dục thể thao:

Chỉ cần thực hiện đều đặn đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể cắt giảm nguy cơ đột quỵ tới 30%, nếu tăng cường vận động đi bộ đường dài có thể giảm nguy cơ tới 40%.

+ Duy trì giấc ngủ 7h mỗi ngày:

Theo các nhà khoa học Đại học Harvard, ngủ li bì hơn 10 tiếng một đêm có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 63% so với giấc ngủ kéo dài khoảng 7 tiếng.

+ Tập thể dục mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ não.

+ Tránh béo phì:

Duy trì trọng lượng vừa phải bằng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp…

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Rất nhiều người bệnh đột quỵ cho rằng trước đó mình hoàn toàn khỏe mạnh. Thực tế là họ đã có nhiều yếu tố nguy cơ mà không biết như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu (thường kèm với ‘mỡ máu cao’) hay đường huyết cao… Do đó, cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị bệnh đúng cách, ngăn ngừa biến chứng đột quỵ xảy ra.

+ Tránh căng thẳng trong cuộc sống:

Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh stress kéo dài để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do đau đầu, căng thẳng.

3, Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc:

Cục máu đông hình thành bít tắc động mạch đưa máu lên não là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp đột quỵ. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa và phòng chống đột quỵ là sử dụng các thuốc chống đông máu. Một số thuốc tây y phổ biến như Heparin, thuốc kháng Vitamin K, Aspirin, Clopidogrel, Dypiridamol, Aggrenox,… hoặc các thảo dược tự nhiên như Fruitflow, Lumbrokinase, Nattokinase,…. Với ưu điểm không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như thuốc tây, độ hiệu quả và an toàn cao, các sản phẩm từ thiên nhiên đang ngày càng được các bác sĩ và bệnh nhân tin dùng.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Biểu hiện đột quỵ do nắng nóng

+ Cách phòng chống đột quỵ ở người cao tuổi

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago