Thứ Sáu, 13/01/2017 | 21:46

Năm 1903 đánh dấu cho lịch sử Hàng không bằng chuyến bay của anh em nhà Wright người Mỹ, thành công của họ cho thấy máy bay là hoàn toàn hiện thực và đã gây tiếng vang lớn trong dư luận, tạo động lực cho việc nghiên cứu phát triển ngành Hàng không. Tuy nhiên khi ngành hàng không phát triển thì cũng không thể tránh khỏi những tai nạn thương tâm. Một số chúng đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và một số chúng đã thay đổi ngành hàng không vĩnh viễn. Dưới đây là 5 trong số những vụ rơi máy bay thảm khốc nhất đã từng xảy ra:

5.  Chuyến bay 9525 của hãng hàng không Germanwings. Máy bay A320

Chuyến bay 9525 của Germanwings là một chuyến bay quốc tế thường xuyên từ Barcelona tới Dusseldorf đã rơi ngày 24 tháng 3 năm 2015 gần Digne-les-Bains cách thành phố Nice 100 kilômét về phía bắc, với 144 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn. Máy bay bị tai nạn mang số đăng kí D-AIPX, được điều hành bởi Germanwings, công ty con của Lufthansa.

Báo New York Times và thông tấn xã AFP, lấy tin từ những nhân viên điều tra đã phân tích hộp đen thứ 1 (máy ghi âm trong buồng lái, gọi tắt là CVR), cho biết, lúc máy bay va chạm với sườn núi chỉ có một phi công trong phòng điều khiển. Đó là cơ phó Andreas Lubitz – người có dấu hiệu mắc bệnh về tâm lý trước đó. Phi công còn lại cố mở cửa một cách vô vọng. 

4. Chuyến bay 427 của hãng hàng không US Air

Ngày 8-9-1994, chuyến bay nội địa US Air số hiệu 427 từ sân bay quốc tế O’Hare, thành phố Chicago đến thành phố Pittsburgh trở thành vụ tai nạn đẫm máu trong lịch sử hàng không nước Mỹ. Toàn bộ 132 người trên máy bay đã bị thiệt mạng chỉ 10 phút trước khi máy bay hạ cánh.

Máy bay Boeing 737-3B7 đã gặp sự cố bất thường và rơi xuống mặt đất với vận tốc khoảng 500km/h.

Bốn năm sau, nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn mới được công bố là do hệ thống bánh lái bị trục trặc đã khiến phi công mất kiểm soát.

3. Vụ va chạm chuyến bay số 2 của hãng hàng không TWA và chuyến bay số 718 của hãng hàng không United Airlines

Vào 10h30 sáng ngày 30/6/1956, máy bay số hiệu 2 của hãng Trans World Airline va chạm với máy bay số 718 của hãng hàng không United State Airline trên vùng trời Arizona. Hậu quả là máy bay 718 đâm vào vách đá trong khi máy bay số 2 đâm xuống hẻm núi. Toàn bộ 128 hành khách và phi hành đoàn của cả hai máy bay đều bị thiệt mạng.

Vụ tai nạn này đã buộc Mỹ phải chi 250 triệu USD để nâng cấp hệ thống kiểm soát không lưu cũng như thành lập Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) nhằm giám sát an toàn hàng không. Kể từ đó, ở Mỹ không xảy ra thêm vụ va chạm máy bay nào nữa.

2. Chuyến bay số 800 của TWA

Năm 1996, chuyến bay mang số hiệu 800 của hãng Trans World Airlines (TWA) phát nổ giữa không trung, ngoài khơi bờ biển đảo Long Island, New York, Mỹ. Máy bay Boeing 747-100 rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy lấy đi sinh mạng của 230 người.

Sau 4 năm điều tra, Cục an toàn vận tải quốc gia Mỹ (NTSB) kết luận hệ thống điện bị hỏng phát tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Trước đó, các nhận định đưa ra máy bay bị tai nạn là do khủng bố làm một quả bom phát nổ hay thiên thạch rơi trúng vào máy bay.

1. Chuyến bay số 498 của hãng hàng không Aeromexico

Mặc dù hệ thống kiểm soát không lưu đã hoàn thành tốt công việc của mình kể tử khi ra đời nhưng lại không thể kiểm soát những chiếc máy bay tư cỡ nhỏ như chiếc Piper Archer 4 chỗ. Vào ngày 31/8/1986, chiếc Piper Archer bốn chỗ nói trên bay trên vùng kiểm soát của trung tâm kiểm soát không lưu Los Angeles nhưng không hề bị phát hiện. Chiếc Piper đâm vào cánh đuôi máy bay số 498 của hãng Aeromexico đang chuẩn bị hạ cánh xuống Los Angeles. Cả hai chiếc may bay đâm vào một khu dân cư cách sân bay khoảng 32 km về phía đông làm 82 người chết, bao gồm 15 người sống ở khu dân cư đó.
Sau đó, tất cả các máy bay nhỏ đều bắt buộc phải có bộ thu phát tín hiệu nhằm thông báo về vị trí và độ cao cho đài kiểm soát không lưu. Thêm vào đó là hệ thống cảnh báo va chạm TCAS II giúp dự đoán và cảnh báo va chạm với máy bay nhỏ hơn. Khi nhận thấy có khả năng va chạm, hệ thống này sẽ thông báo cho phi công biết nên bay cao hơn hoặc thấp xuống để tránh va chạm. Nhờ hệ thống này mà không còn vụ va chạm với máy bay nhỏ nào nữa.
Tổng hợp

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook