Tiểu đường là một loại bệnh thuộc nhóm rối loạn chuyển hóa mãn tính. Y học nghiên cứu cho thấy, một số triệu chứng điển hình hoặc giai đoạn tiềm ẩn mắc bệnh tiểu đường, trên da thường xuất hiện một số biến đổi bất thường. Nếu như bạn nhìn thấy trên da có một trong những biểu hiện sau, nhất định không được xem thường.
1. Ra nhiều mồ hôi: Do gặp sự trở ngại trong quá trình chuyển hóa glucose, chức năng thần kinh rối loạn, thần kinh giao cảm bị kích thích, khiến cho tuyến mồ hôi tiết ra một cách bất thường, người mắc bệnh tiểu đường thường bị ra mồ hôi ẩm ướt, dù cho có hoạt động hay không mồ hôi cùng chảy ra liên tục. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh thần kinh, một loại biến chứng bệnh tiểu đường, người bệnh phải hết sức chú ý.
2. Viêm nang lông: Người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, nồng độ đường trong máu và mô da cao hơn so với người bình thường, dễ sinh sôi các loại vi khuẩn và nấm, dẫn đến nhiễm trùng, hay gặp nhất là viêm nang lông. Trên da sẽ mọc những nốt như bị viêm. Các nốt mụn nhỏ này, bên trong thường có mủ, chạm vào sẽ thấy đau, hút các dịch mủ bên trong ra chỗ mụn nước này sẽ lành, nhưng dễ bị tái phát. Nếu không kịp thời xử lý, dễ dẫn đến các vùng xung quanh nang lông bị viêm, hay còn gọi là mụn.
3. Ngứa toàn thân hoặc một phần nào đó: Người bị tiểu đường phát sinh các bệnh ngoài da hoặc nhiễm trùng rất hay gặp, có những người khi điều trị bệnh nhiễm trùng da, mới phát hiện mình bị mắc bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường thời kỳ đầu, da bị ngứa toàn thân hoặc ở phần nào đó không cố định, độ nặng nhẹ cũng không cố định, nhưng thường phát sinh ở vùng sinh dục nam và nữ, thường gặp các trường hợp ngứa bộ phận sinh dục nữ.
4. Mụn rộp trên da: Người mắc bệnh tiểu đường sức đề kháng kém, da dễ bị nhiễm trùng, có người bệnh trên da mọc mụn nước, trong có nước tương vàng, hay bị mọc ở chân tay. Mặc dù mụn nước trong vòng vài tuần sẽ lành, nhưng thường hay tái phát.
5. Những cảm giác bất thường: Có những người tứ chi hay bị tê, rát hoặc đau nhức, những lúc mặc quần áo hoặc đắp chăn thì đau dữ tợn hơn nữa. Người bị đường huyết cao trong thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng về các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nhưng có những người sau khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường này mã vẫn không biết mình bị mắc bệnh tiểu đường.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như bạn làm được 12 điểm sau đây, bảo đảm sẽ không bị mắc bệnh tiểu đường:
1. Mỗi tuần không ăn đồ ăn nhanh quá 2 lần: Nghiên cứu của Mỹ phát hiện, mỗi tuần nếu ăn đồ ăn nhanh quá 2 lần, độ nhảy cảm của các cơ quan trong cơ thể đối với Insulin sẽ giảm một nửa.
2. Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ: Những thực phẩm bên trong có chứa ít nhất 5 gam chất xơ thô có thể giúp bạn giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường, huyết áp cao và nguy cơ đột quỵ.
3. Uống nhiều cafe: Trường sức khỏe công cộng thuộc đại học Harvard nghiên cứu chỉ ra: mỗi ngày uống 6 cốc cafe, nguy cơ mắc tiểu đường giảm 29% – 54%, mỗi ngày 4 -5 cốc cafe, giảm 29%, mỗi ngày 1-3 cốc, hầu như không có tác dụng.
4. Mỗi ngày đi bộ 35 phút: Nghiên cứu của Phần Lan chỉ ra, đi bộ có thể giúp cho Insulin trong cơ thể phát huy hiệu quả cao nhất. Mỗi tuần đi bộ bốn tiếng đồng hồ, mỗi ngày 35 phút, có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường xuống 80%.
5. Giảm béo 5%: Cho dù bạn béo phì, và cũng không có thói quen vận động, chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống 70%.
6. Trước khi ăn thịt uống hai thìa giấm: Nghiên cứu của trường đại học Arizona, Hoa Kỳ chỉ ra: trước khi ăn những đồ có chứa lượng calo cao hãy uống hai thìa giấm, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường một cách đáng kể. Nếu không quen uống giấm, trước bữa ăn có thể ăn một ít salad trộn kèm chút giấm.
7. Ở độ tuổi sau 45 cần chú ý nhiều hơn đến đường huyết: Những người có chỉ số đường huyết 100-125mg/dl, trong vòng 10 năm rất dễ bị mắc bệnh tiểu đường. Chuyên gia khuyên rằng, ở độ tuổi sau 45, những người mắc bệnh béo phì, gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, cần hết sức lưu ý đến lượng đường trong máu.
8. Đừng ở đơn độc một mình: Rất nhiều người sống một mình thường có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, vì thế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những người khác.
9. Duy trì giấc ngủ trong khoảng 6-8 tiếng mỗi ngày: Những người ngủ dưới 6 tiếng một ngày nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi, người ngủ nhiều hơn 8 tiếng một ngày nguy cơ mắc tiểu đường tăng gấp ba so với người khác.
10. Trước khi làm việc gì thì hít thở sâu 3 lần: Khi gặp áp lực lớn rất dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên. Chuyên gia khuyên rằng, trước khi làm bất cứ việc gì, nên hít thở sâu 3 lần để giảm thiểu áp lực.
11. Ăn thêm nhục quế: Khoa học gia người Đức chỉ ra, nhục quế có tác dụng giảm mỡ máu, hơn nữa còn phòng ngừa sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nhục quế có thể rắc vào cafe, hoặc ngâm trong nước nóng pha cùng mật ong để uống.
12. Hạn chế ăn xúc xích: Mỗi tuần ăn xúc xích 5 lần trở lên, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 43%, nguyên nhân chính là do các chất bảo quản, phụ gia trong xúc xích. Chuyên gia kiến nghị, chỉ thỉnh thoảng ăn thịt, nên ăn nhiều rau xanh.
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người trong cuộc sống hàng ngày, do không chú ý đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến mắc căn bệnh đáng sợ này. Thường ngày, chỉ cần chú ý hơn chút nữa, nhất định sức khỏe sẽ ngày một tốt lên. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình An
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.