Thứ Sáu, 21/09/2018 | 22:44

Tỏi không chỉ là một thứ gia vị quen thuộc mà còn là một “loại thuốc bổ” tuyệt vời cho sức khỏe

Các thành phần dinh dưỡng trong tỏi

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Công dụng chữa bệnh của tỏi

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa cácbệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Trong y học,tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Khả năng phòng chống ung thư của tỏi

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Thí nghiệm thú vị về công dụng của tỏi

Có những nhà khoa học đã làm nhiều thí nghiệm lý thú về hành và tỏi như sau:

Một chuyên gia y học nuổi cấy một lượng lớn vi trùng bạch hầu trong một cái đĩa thủy tinh. Dưới kính hiển vi, ta dễ dàng thấy chúng sinh hoạt ra sao. Chúng kết thành từng đám dầy đặc, bâu kín cả thành khay thủy tinh. Loài vi trùng chết người và cực kỳ nguy hiểm này, do độc tố của chúng tiết ra, khi xâm nhập vào cơ thể, gây tử vong cho nhân loại không kể xiết. Thế mà lại “sợ” nước tỏi. Nếu ta nhỏ một giọt nước tỏi vào đĩa thủy tinh đó, đồng thời lắc nghiêng nhẹ cho giọt nước tỏi lan đều ra xung quanh. Sau một lúc lấy mẫu đưa lên kính hiển vi để xem: tất cả các chỗ khác đều bình thường, nghĩa là vi khuẩn bạch hầu vẫn khỏe re. Duy chỉ có nơi có giọt nước tỏi thấm đến thì tất cả vi trùng bạch hầu gần như chết sạch, nghĩa là nước hành sống và tỏi sống có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Hành sống và tỏi sống chứa rất nhiều chất sát trùng thực vật trong dịch của chúng.

Ai cũng biết, hành và tỏi sống khi ăn bị xộc lên mũi có thể làm “cay” chảy nước mắt gọi là “cay xé mũi”. Chính khả năng diệt khuẩn có được là nhờ ở cái vị “cay xé mũi” đó. Cho nên bình thường, ăn một chút nhưng nhất thiết phải là ăn sống thì có lợi cho việc giữ gìn vệ sinh mồm miệng, vòm họng, khoang mũi. Còn khi nấu chín cùng thức ăn lại là vấn đề khác. Chất diệt khuẩn thực vật bị nấu chín phần lớn đều bị bay hơi hoặc bị phân giải do nhiệt.

Chúng kết hợp nhất là với dầu ăn, mỡ, thành các este có mùi thơm đặc trưng làm món ăn cực kỳ hấp dẫn. Nhưng nếu cứ đun lâu chúng cũng ‘bay” mất. Vậy việc cho hành tỏi vào thức ăn phải tùy lúc.

Hiện nay, nước tỏi và nước hành được dùng rộng rãi trong y học nhất là cho những bệnh nhân bị viêm nhiễm ở phần miệng, họng. Đem nước tỏi pha lẫn nước muối có thể được một loại thuốc nhỏ họng đơn giản. Bôi nước tỏi lên vết thương hạn chế rất nhiều sự nhiễm trùng. Ngoài ra hành tỏi sống còn diệt được trùng móc ký sinh trong đường ruột, chữa một số bệnh như cúm, đậu, sởi,…

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook