Bạch biến làm da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng về tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc với cộng đồng xã hội.
1. Đại cương:
Bệnh bạch biến là một tình trạng trong đó có các mảng trắng phát triển trên da. Vị trí nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng và hầu hết mọi người bị bạch biến có những đốm trắng trên nhiều khu vực của cơ thể. Bệnh làm da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng về tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc với cộng đồng xã hội.
Bệnh bạch biến ảnh hưởng tới 2% dân số, và nó được ước tính 2-5.000.000 người Mỹ có điều kiện. Trong hầu hết các trường hợp, có biểu hiện lang ben phát triển sớm, độ tuổi thường gặp từ 10 và 30. Chín mươi lăm phần trăm của những người có nguy cơ sẽ mắc bệnh trước tuổi 40. Cả nam giới và phụ nữ đều có khả năng mắc bệnh bạch biến. Bệnh bạch biến có thể có tính chất gia đình, những người có tiền sử gia đình của bệnh bạch biến hoặc già sớm có nguy cơ gia tăng mắc của bệnh bạch biến. Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng cơ hội của một người phát triển bệnh bạch biến bao gồm có bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp tự miễn (viêm tuyến giáp Hashimoto).
2. Căn nguyên cơ chế bệnh sinh:
Melanin là sắc tố làm cho da màu sắc đặc trưng của nó. Bệnh bạch biến được gây ra do sự thiếu hụt của các sắc tố trong da, do phá hủy các tế bào hình thành sắc tố được gọi là tế bào biểu bì tạo hắc tố. Nguyên nhân chính xác của sự phá hủy của các tế bào này chưa biết. Hiện có thuyết giải thích có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào, như trong bệnh tự miễn khác. Mặc dù bạch biến ảnh hưởng đến tất cả các chủng tộc như nhau, đó đáng chú ý hơn ở những người có màu da tối.
3. Lâm sàng:
+ Vị trí tổn thương: gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng hay thấy ở vùng bán niêm mạc: môi, mi mắt, sau đó là ở mặt, cổ, người và đầu mút tay hoặc chân.
+ Tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau. Hình dạng tổn thương là hình tròn, hình vòng tròn, rất hiếm biểu hiện thành vạch (dấu hiệu Koebner), ở ranh giới tổn thương có viền sắc tố. Lông tóc ở vùng da tổn thương thường cũng bị mất sắc tố. Nhiễm sắc quanh nang lông ở trong dát trắng có thể là do nhiễm sắc còn sót lại hoặc là nhiễm sắc được tái lại trong quá trình điều trị. Có thể gặp phản ứng viêm trong bệnh bạch biến, tổn thương trở nên rát, ngứa và hồng đỏ. Bệnh tiến triển lan rộng từ từ hoặc xuất hiện ở vùng da lành khác.
Bệnh nhân không có triệu chứng chủ quan gì đặc biệt (không mất cảm giác đau, nóng, lạnh).
+ Một vài thể lâm sàng thường gặp:
– Thể khu trú (Localized type) tổn thương là một hoặc nhiều dát trắng ở những vị trí độc lập. – Thể đứt đoạn (Segmental) tổn thương là các dát trắng tạo thành một dải thường xuất hiện dọc theo dây thần kinh cảm giác.
– Thể lan toả (Generalized type) tổn thương phân bố rộng rãi liên kết với nhau tạo thành hình vằn vèo và thường đối xứng hai bên cơ thể.
– Thể đầu chi hoặc ở mặt (Acral or Acro- facial type) tổn thương khu trú ở đầu chi như mu ngón tay, ngón chân, có thể kết hợp với tổn thương ở quanh miệng và mắt.
4 . Tiến triển:
bệnh xuất hiện đột ngột sau một chấn thương, xúc cảm mạnh hoặc sau một đợt phơi nắng và tiến triển rất thất thường (xu hướng tăng về mùa hè, có thể ổnđịnh hàng năm hoặc vĩnh viễn, rất hiếm có trường hợp tự khỏi ).
5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
+ Chẩn đoán xác định:
– Dựa vào hình ảnh lâm sàng tổn thương là các dát trắng, nếu có lông tóc ở vùng da tổn thương cũng mất sắc tố (đây là dấu hiệu rất giá trị để khẳng định chẩn đoán).
– Triệu chứng chủ quan: không bị rối loạn (có thể khi phơi nắng tổn thương hơi hồng lên, rát và ngứa nhẹ).
+ Chẩn đoán phân biệt:
– Bạch tạng.
– Phong bất định.
– Lang ben.
– Dichứng sau một số bệnh ngoài da như zona, vẩy nến…
6. Điều trị:
Là một bệnh khó điều trị, kết quả thất thường, thường áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
+ Giải thích cho bệnh nhân không mặc cảm với bệnh tật, chống tự ti ngại tiếp xúc, dùng các mỹ phẩm để xoá tổn thương khi cần giao tiếp.
+ Dùng dung dịch phá cố chỉ để bôi và uống cho bệnh nhân.
+ Dùng meladinin 10 mg.
Uống 2 viên/ 1lần/ ngày, sau uống 5- 10 phút cần phơi nắng hoặc chạy tia tử ngoại
Dung dịch meladinin bôi vào tổn thương, sau bôi 3-5 phút cũng phơi nắng hoặc kết hợp điều trị tia tử ngoại.
+ Dùng dung dịch melagenina bôi vào tổn thương, sau khi bôi 3-5 phút cũng nên phơi nắng.
Hiện nay chưa có cách nào biết để ngăn ngừa hoặc chữa bệnh bạch biến. Tuy nhiên, một số phương pháp, bao gồm mỹ phẩm, tái sắc tố bằng cách sử dụng liệu pháp ánh sáng UV, các loại kem corticosteroid, mất sắc tố của những vùng da không bị ảnh hưởng và ghép da có thể được sử dụng để cải thiện sự xuất hiện của da bị ảnh hưởng bởi bệnh bạch biến.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.