Thứ Năm, 03/05/2018 | 08:40

Đặc điểm bệnh viêm da do kiến ba khoang

Có nhiều loài côn trùng gây bệnh viêm da tuy nhiên hiện nay  loài côn trùng có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis thuộc giống Paederus, họ Staphylinidae, bộ Coleoptera được nhắc tới nhiều nhất. Đây là loài kiến 3 khoang thuộc côn trùng cánh cứng nhỏ có chiều dài khoảng 1cm, bề ngang khoảng 2mm, trên cơ thể chúng có 2 khoang màu đỏ và 3 khoang màu đen rất nổi bật, khó nhầm lẫn.

Loài côn trùng này không đốt hoặc chích, cách chúng gây tổn thương trên cơ thể người là do tình cờ bị chà xát làm kích ứng gây phóng thích chất dịch trong cơ thể kiến có chứa chất pederin. Chính chất này là nguyên nhân gây tổn thương trên da.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phân biệt vết thương do kiến ba khoang để lại với vết thương do zona thần kinh

Nhiều người nhầm lẫn các căn bệnh da liễu khác như zona thần kinh với tổn thương do kiến ba khoang gây nên. Theo các bác sĩ, bệnh zona thần kinh thường có dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Vết thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể. Vị trí hay gặp là ở liên sườn và thường có viêm hạch liên quan.

Biểu hiện của bệnh này cũng thường làm chúng ta dễ nhầm với các bệnh ngoài da khác như viêm da dị ứng cấp, viêm da do hóa chất hoặc viêm da do một loài chân đốt khác. Đặc điểm tổn thương trên da do loài côn trùng này gây ra thường xuất hiện đột ngột sau buổi sáng ngủ dậy, ở những vùng hở như: cổ, mặt, tay, chân…, Cũng có thể ở những vùng da khác nhưng ít gặp hơn, thường là một thương tổn ở một hoặc hai bên, viêm đỏ giống như vết cào xước, có xu hướng tạo thành vệt dài.

Không may là phản ứng viêm da không xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất paederin. Hiện tượng tổn thương da này chỉ phát hiện 1 ngày sau khi tiếp xúc, do đó nếu ta tình cờ chà xát con bọ này lên da trong lúc ngủ hoặc ta vô tình chà xát nó mà không biết. Ta có thể làm lan chất này tới vùng khác của cơ thể như mắt chẳng hạn, qua bàn tay bị nhiễm chất paederin. Cuối cùng ta không biết mắt ta bị tổn thương có nguyên nhân từ đâu.

Biểu hiện là người bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ, ở những nếp gấp thì thương tổn có thể bị cả 2 bên mặt. Nếu điều trị đúng thì sau khoảng 5 đến 7 ngày tổn thương sẽ khô, nếu không có thể gây bội nhiễm hoặc lan rộng và thành dịch.

Đặc điểm phân bố của loài côn trùng cánh cứng (kiến ba khoang)

Loài côn trùng cánh cứng này có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng thường gặp nhất là ở Châu Phi và Châu Á. Loài côn trùng này sống ở những nơi ẩm ướt và chúng rất có lợi trong nông nghiệp vì chúng là con vật săn mồi, ăn những côn trùng gây hại mùa màng. Chúng hoạt động vào ban đêm và rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Mặc dù có thể bay nhưng chúng thích chạy hơn và rất nhanh nhẹn. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây đã phát hiện nhiều điểm có loài côn trùng này như bệnh viện Chợ Rẫy, khu chế xuất Ninh Thuận và nhiều hộ gia đình khác đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh… Loài kiến này thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa hàng năm.

Cách phòng chống kiến ba khoang

Tránh tiếp xúc với loài côn trùng cánh cứng này là cách tốt nhất để phòng chống sự tổn thương do chất paederin gây ra. Muốn vậy ta phải thực hiện 1 số biện pháp sau:

– Ta phải nhận dạng và phân biệt được chúng so với các loài bọ cánh cứng khác. Trên cơ thể các loài thuộc giống Paederus (hình ngoài cùng bên phải) có 2 khoang đỏ và 3 khoang đen rất điển hình không thể nhầm với giống khác.

– Đặc điểm phân biệt giữa giống Paederus với một số giống côn trùng khác

– Nếu đã tiếp xúc với loài côn trùng này hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với nó bạn nên thực hiện một số bước sau:

+ Nếu có một con kiến 3 khoang đang bò trên người bạn, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.

+ Nếu bạn lỡ tay chà xát nó trên da mình thì phải rửa tay thật sạch ngay tại những vùng da, quần áo mà tay bạn đã tiếp xúc với loài côn trùng này.

+Nếu có sự hiện diện của loài côn trùng này trong khu vực ta đang ở, ban đêm nên thay thế đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì loài côn trùng này rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngăn cản loài côn trùng này vào nhà bằng cách:

– Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào.

– Nên ngủ trong màn.

– Làm sạch những cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài côn trùng này.

– Báo cho cơ quan y tế biết nếu có sự xuất hiện quá nhiều của loài côn trùng này.

Phân biệt vết thương do kiến ba khoang và các bệnh viêm da khác

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook