Thứ Tư, 31/05/2017 | 11:00

Nhiều người cho rằng tiết canh có tính mát, bổ huyết, phòng được nhiều bệnh. Quan niệm này có chính xác?

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

1. Tiết canh có tính mát, bổ huyết?

  • Đúng
  • Sai

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, không có cơ sở để khẳng định ăn tiết canh mát. Chúng ta ăn máu sống và thịt để nguội nên có cảm giác mát trong miệng. Máu động vật khi nấu chín cũng có giá trị dinh dưỡng và giúp cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể nhưng ăn tiết sống, bên cạnh nguy cơ nhiễm khuẩn, hàm lượng hồng cầu không dễ tiêu hóa, thậm chí gây bệnh.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

2. Tiết canh lợn mới có khả năng lây truyền bệnh?

  • Đúng
  • Sai

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Nguyên Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết tất cả tiết canh động vật đều là máu sống và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh như tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

3. Tiết canh nhà làm có an toàn?

  • Không

PGS.TS Xuân Ninh cho biết nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn chỉ vì ăn tiết canh nhà tự làm. Tiết canh vịt không có liên cầu khuẩn lợn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ, rắc lên. Phần sụn họng này chính là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

4. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng dễ lây nhiễm trong món ăn này?

  • Liên cầu lợn, giun, sán não, cúm A/H5N1, H1N1,..
  • Trực khuẩn Gram âm
  • Vi trùng Salmonella enterica serovar Typhi

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay dùng tiết canh có nguy cơ nhiễm các bệnh như liên cầu lợn, nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong. Nguy cơ nhiễm bệnh từ tiết canh rất lớn, nhất là trong hoàn cảnh bùng phát nhiều dịch bệnh như cúm A/H5N1, H1N1.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

5. Nhiễm liên cầu khuẩn phải là người ăn tiết canh dài ngày?

  • Đúng
  • Sai

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh bạn chỉ cần ăn phải tiết canh có liên cầu khuẩn lợn, người ăn sẽ bị nhiễm bệnh.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

6. Các căn bệnh nguy hiểm có thể mắc khi ăn tiết canh?

  • Đau dạ dày, viêm loét dạ dày
  • Ngộ độc, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn cấp tính liên cầu lợn, nang sán,…
  • Tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng máu, viên gan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – cho biết tiết canh là một trong những thủ phạm nguy hiểm và thường trực nhất của các ca ngộ độc (do nhiễm khuẩn E.Coli, vi khuẩn tả), đặc biệt là nhiễm liên cầu lợn. Bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM cũng thông tin từng gặp rất nhiều trường hợp sán chui lên não xuất phát từ việc ăn tiết canh.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

7. Mối nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn lợn?

  • Nhiễm trùng huyết, viêm màng não, hoại tử, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong
  • Gây tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể
  • Bệnh nhân thường xuyên chóng mặt, đau đầu

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo, nhiễm liên cầu lợn có thể gây các bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não, hoại tử, thậm chí suy đa phủ tạng, tử vong.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

8. Những di chứng đáng sợ khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn?

  • Gan, thận yếu, tiểu đêm, thường xuyên mất ngủ
  • Ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi
  • Đau đầu mãn tính

Theo bác sĩ Đặng Thị Nga, ăn tiết canh là thói quen rất dễ gây bệnh cho người ăn. Nếu bệnh nặng có thể tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi.

Những sự thật bạn cần biết về tiết canh

9. Uống rượu khi ăn tiết canh có diệt được liên cầu khuẩn lợn?

  • Không

TS.BS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khẳng định không có cách nào tiêu diệt được liên cầu khuẩn lợn trong tiết canh.

Phương Anh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook